Chú ý: Trình duyệt hiện tại của bạn chưa cài đặt flashplayer để xem video.
Vui lòng tải và cài đặt phiên bản flash mới nhất tại đây sau đó ấn Ctrl-F5 để xem video hoặc bạn nên dùng trình duyệt Chrome để xem video tốt hơn - Tải Chrome về
Chú ý: Trình duyệt hiện tại của bạn chưa cài đặt flashplayer để xem video.
Vui lòng tải và cài đặt phiên bản flash mới nhất tại đây sau đó ấn Ctrl-F5 để xem video hoặc bạn nên dùng trình duyệt Chrome để xem video tốt hơn - Tải Chrome về
Chúc em học tốt!
Chúc em học tốt!
Chúc em học tốt!
I.Mở bài:
_Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
_Giới thiệu luận đề.
II.Thân bài:
1.Giới thiệu khái quát về tác phẩm
a.Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ.
b.Nội dung, nghệ thuật.
2.Tình huống đặc biệt diễn ra “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
- Địa điểm cho chữ đặc biệt: Huấn Cao viết lại những dòng chữ cuối cùng trong nhà ngục, tại “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
- Thời gian cho chữ đặc biệt: Cái đẹp được sinh thành vào đêm cuối cùng trước ngày người nghệ sĩ thư pháp tài hoa ra pháp trường chịu án chém.
- Vị thế của người cho chữ và người xin chữ cũng đặc biệt:
+ Người cho chữ - người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp - là tử tù; còn người xin chữ - kẻ biệt nhỡn liên tài - lại là quản ngục.
+ Người tử tù - tội phạm cần được giáo dục thì lại ban phát cái đẹp ( bức tranh chữ ) và cái thiện ( lời khuyên ). Còn người quản tù có chức năng giáo dục tội phạm - lại vái lạỵ đón nhân “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
-> dù trên bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch thì trên bình diện nghệ thuật, họ đã thiết lập mối quan hệ tri âm tri kỉ.
3) Cảnh tượng “chưa từng có”
Bằng thủ pháp tương phản, tác giả đã cùng lúc dựng lên song hành cảnh nhà giam và cảnh cho chữ:
* Cảnh nhà giam:
- Cảnh tượng tối tăm, bẩn thỉu, hôi hám “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián”.
- Hình ảnh con người hiện lên là quản ngục, thơ lại - đại diện cho quyền lực và tử tù- người dưới quyền trong tư thế “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”.
* Đối lập gay gắt là cảnh cho chữ:
- Cảnh tượng bày ra là “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”, là “một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”, và là thoi mực “thơm quá”. Và cái đẹp ra đời “một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tuơi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.
- Hình ảnh con người hiện lên vẫn là quản ngục, thơ lại và tử tù nhưng có sự tráo đổi vị thế:
+ Quản ngục thì khúm núm, còn thầy thơ lại thì run run
+ Còn người tử tù lại mang tư thế đàng hoàng, ung dung, đĩnh đạc
+ Đặc biệt là cả ba cái đầu người lại đang chụm lại chăm chú trên tấm lụa bạch chứng kiến sự sinh thành của cái đẹp. Trong khoảnh khắc này, không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, mà chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo nên cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài
4) Sự cảm hóa “chưa từng có”
- Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã “thở dài, buồn bã” đỡ viên quản ngục đang “khúm núm” đứng thẳng dậy để đưa ra những lời khuyên chí tình. “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”
- Hình ảnh ngục quan “khúm núm”, “cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”” giúp người đọc tin viên quản ngục đã luống tuổi ấy sẽ từ bỏ nghề bất nhân về quê ở để giữ thiên lương cho lành vững.
5) Tổng kết
III.Kết bài
Chúc em học tốt!
Chúc em học tốt!
Chúc em học tốt!
Chúc em học tốt!