Đề thi thử ĐH môn Hóa lần thứ 4 năm 2011 trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội

Thời gian thi : 90 phút - Số câu hỏi : 60 câu - Số lượt thi : 746

Click vào đề thi   Tải đề

Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"

Một số câu hỏi trong đề thi

Câu 1: Cho các chất sau: CH2=C(CH3) – CH=CH2, CH2=CH – CH=CH – CH2 – CH3, CH3–CH=CH – CH2Cl, CH2=CH – CH2 – CH=CH2, CH2=C(CH3)COOCH3

Số chất có đồng phân hình học là

Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82 , số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số electron trong ion X3+ và X2O3 lần lượt là

Câu 3: Đốt 0,2 mol hỗn hợp gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được CO­2 và H­2O trong đó n_{CO_{2}}n_{H_{2}O} = 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400ml dung dịch KOH 0,75M và cô cạn thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Câu 4: Dung dịch X chứa hai cation là Mg2+: 0,1 mol và Al3+: 0,2 mol và hai anion là Cl-: x mol và SO_{4}^{2-}: y mol. Đem cô cạn dung dịch X thu được  43,7 gam hỗn hợp muối khan. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp Y gồm axit axetic, phenol, ancol etylic tác dụng vừa đủ với Na thu được 19,6 gam hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 10,6 gam muối cacbonat. Nếu cho 30,4 gam hỗn hợp Y trên tác dụng với Na dư thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

Câu 6: Cho độ âm điện của các nguyên tố sau:

 

Trong các phân tử: HCl, MgO, CO2, NH3, BCl3, AlCl3, CaO, phân tử có độ phân cực nhỏ nhất là

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích O2 cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Mặt khác cho 27,6 gam X tác dụng với Na (dư) thì thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

Câu 8: Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl và b mol CuSO4 (a < b) với điện cực trơ màng ngăn xốp. Khi toàn bộ lượng Cu2+ bị khử hết thì thu được V lít khí ở anot. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là

Câu 9: Chia 7,2 gam axit cacboxylic no, đơn chức X thành hai phần bằng nhau.

- Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chat rắn khan.

- Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 10: Có cân bằng hóa học sau: N2  +  3H2  \rightleftharpoons  2NH3      ∆H < 0

Biết cứ tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. Khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 400oC lên 450oC thì tốc độ của phản ứng tăng lên

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư, bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dưu. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng thêm m gam, bình (2) thu được 17,73 gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm X (x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3)  vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z ở trên là

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHyO2 thu được không đến 17,92 lít CO2 (ở đktc). Để trung hòa 0,2 mol X cần 0,2 mol NaOH. Mặt khác, cho 0,5 mol X tác dụng với Na dư thu được 0,5 mol H2. Số mol nguyên tử H có trong phân tử X là

Câu 14: Người ta tiến hành trộn các khí sau đây với nhau: H2 và F2 (1); Cl2 và O2 (2); H2S và N2 (3); CO và O2 (4); NH3 và Cl2 (5); H2S và SO2 (6); HI và O3 (7).

Những hỗn hợp khí không tồn tại ở nhiệt độ thường là:

Câu 15: Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần tối thiểu x gam dung dịch NaOH 25%, thu được 9,43 gam glixerol và y gam muối natri. Giá trị của x và y lần lượt là:

Câu 16: Có các khí lẫn hơi nước sau: CO2, H2S, NH3, SO3, SO2, Cl2. Số chất khí có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc 98% là

Câu 17: Nung nóng hoàn toàn hỗn hợp X (gồm 0,1 mol NaNO3, 0,2 mol Fe(NO3)2 và 0,3 mol Cu) trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Giá trị của m là

Câu 18: Hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHyOzNt. Thành phần % khối lượng của N và O trong X lần lượt là 15,730% và 35,955%. Khi X tác dụng với HCl chỉ tạo ra muối R(Oz)NH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Biết X có trong thiên nhiên và tham gia phản ứng trùng ngưng. Công thức cấu tạo X là

Câu 19: Cho các kim loại sau: Al, Cu, Zn, Cr, Fe, Mg. Số kim loại tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng một loại muối là

Câu 20: Cho các thuốc thử sau: Na, K, AgNO3/NH3, Cu(OH)2/OH-. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt 2 bình riêng biệt, mất nhãn đựng ancol etylic 45o và dung dịch fomalin trong điều kiện thich hợp là

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X (gồm Al, Mg, Cu) trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit kim loại. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được 40,2 gam muối sunfat. Giá trị của m là

Câu 22: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74 g/mol. Số lượng các chất cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử của X phản ứng được với NaOH là

Câu 23: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (ở đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch X (NaOH 1M và Na2CO3 0,5M). Kết tinh dung dịch thu được sau phản ứng (chỉ làm bay hơi nước) thì thu được 30,5 gam chất rắn khan. Giá trị của V là

Câu 24: X là este của glyxin. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, hơi ancol bay ra cho đi qua ống đựng CuO đun nóng. Cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 8,64 gam Ag. Biết phân tử khối của X là 89 g/mol. Giá trị của m là

Câu 25: Nhỏ từ từ 480ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch X (gồm NaOH 1M và Na[Al(OH4)] aM ) thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của a là

Câu 26: Cho hợp chất H3N+ - CH(COOH) – COO- tác dụng với các chất sau: HNO2,CH3OH (dư)/HCl, NaOH dư, CH3COOH, CuO. Số phản ứng xảy ra là

Câu 27: Cho 16,2 gam kim loại M (hóa trị không đổi n) tác dụng với 0,15 mol O2. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít H2 (ở đktc). Kim loại M là

Câu 28: Cho các chất, cặp chất sau:

(1) CH3 – CH(NH2) – COOH; (2) HO – CH2 – COOH; (3) HCHO và C6H5OH.

(4) C2H4(OH)2 và p – C6H4(COOH)2;

(5) H2N – [CH2]6 – NH2 và HCOOC – [CH2]4 – COOH.

(6) CH2=CH – CH=CH2 và C6H5CH=CH2

Dãy gồm các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là

Câu 29: Một loại quặng sắt sau khi đã làm sạch tạp chất được hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc nóng dư thu được dung dịch X và khí màu nâu đỏ bay ra. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Quặng sắt đó là

Câu 30: Cho 15 gam một anđehit no, đơn chức tác dụng với H2 (Ni, toC) thu được 15,8 gam hỗn hợp gồm ancol và anđehit dư. Hiệu suất phản ứng là  

Câu 31: Hợp chất hữu cơ X, mạch hở  (chứa C, H, N), trong đó nitơ chiếm 23,73% về khối lượng. Biết X tác dụng với HCl với tỉ lệ mol nX : nHCl = 1 : 1. Số đồng phân cấu tạo của X là

Câu 32: Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X (gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Z. Cho z qua NaOH dư thấy thoát ra 6,72 lít H2 dktc. Nếu Cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 19,04 lít NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là

Câu 33: Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ  tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 tạo ra 6,48 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 1,2 gam Br2. Thành phần % khối lượng glucozơ có trong X là

Câu 34: Sục khí H2S vào các dung dịch: FeCl­2, FeCl3, ZnCl2, CuSO4, Pb(NO3)2. Số dung dịch có phản ứng tạo kết tủa là

Câu 35: Cho dãy các chất: CH≡C – CH3, CH3 – C≡C – CH3, HCOOH, CH3COOH, CH2=CHCHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (saccarozơ), C6H12O6 (glucozơ), HCOOC2H5, CH3COOCH3. Số chất có khả năng khử được ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3/NH3

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S trong H2SO4 đặc nóng, dư thu được 4,48 lít SO2 (đktc). Nếu hòa tan m gam hỗn hợp X trên trong HNO3 đặc, nóng, dư thì thu được dung dịch Y. Lấy \frac{1}{2} dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 5,825 gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 37: Dãy gồm các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là

Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 20,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28,0 gam chất rắn. Giá trị của V là

Câu 39: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,05 mol C2H2; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng một thời gian, thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 700ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Tổng khối lượng chất tan trong Z là

Câu 40: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) FeS + HCl → khí X                              (2) KClO3 \overset{t^{o}}{\rightarrow} khí Y

(3) C2H5NH3NO3 + NaOH → khí Z             (4) Cu + H2SO4 (đặc) \overset{t^{o}}{\rightarrow} khí T

(5) KMnO4 + HCl → khí G                         (6) Cu + HNO3 (đặc) \overset{t^{o}}{\rightarrow} khí H

Dãy gồm các khí đều tác dụng được với dung dịch kiềm là

Câu 41: Cho dãy các chất: Al, NaHCO3, NH4Cl, (NH4)2CO3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), ZnO. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

Câu 42: Một hỗn hợp gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 2,296 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 8,5 gam kết tủa. Công thức của X là

Câu 43: Oxi hóa 4 gam một ancol đơn chức được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, H2O và ancol dư. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị của m và hiệu suất phản ứng oxi hóa là

Câu 44: Cho các hỗn hợp sau chứa các chất có cùng số mol:

(1) Na và Zn          (2) Na và ZnO        (3) Na2O và ZnO

(4) Na2O và Zn      (5) Na và Al           (6) Na và Al2O3

Số hỗn hợp tan được hết trong nước là

Câu 45: Trong một bình kín chứa một axit no, đơn chức, mạch hở X và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. Công thức phân tử của X là

Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng thu được dung dịch X và 1,05 gam hỗn hợp khí Y (gồm N2O và N2) có thể tích bằng 0,616 lít (ở đktc). Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

Câu 47: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác, 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là

Câu 48: Cho AgNO3 tác dụng lần lượt với các dung dịch sau: HF, HCl, HBr, H3PO4, H2S, Fe(NO3)2. Số phản ứng tạo kết tủa là

Câu 49: Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là

Câu 50: Có các dung dịch thuốc thử sau: KMnO4, Br2, H2S, NaOH, Ba(OH)2. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai khí không màu riêng biệt: CO2 và SO2

Câu 51: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ thuộc cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X làm 2 phần bằng nhau

- Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và hơi H2O) lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam, ở bình (2) có 7 gam kết tủa

- Phần 2: Cho tác dụng hết với Na dư thì thể tích khí H­2 (đktc) thu được là

Câu 52: Sắt tồn tại trong nước tự nhiên có pH khoảng 6 \div 7 (nguồn nước ngầm cung cấp cho các nhà máy nước sinh hoạt) chủ yếu dưới dạng Fe(HCO­3)2. Để khử sắt trong nước đạt hiệu quả kinh tế cao nhất người ta

Câu 53: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol propenal (CH2=CH – CHO) và 0,3 mol H2 qua ống sứ đựng Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 12,4. Thành phần % thể tích H2 có trong hỗn hợp Y là

Câu 54: Chuyển hóa giữa các dạng đicrômat và crômat nào dưới đây không đúng?

Câu 55: Trong công nghiệp, phương pháp điều chế axit axetic cho giá thành thấp nhất là

Câu 56: Cho 6,45 gam hỗn hợp hai kim loại hóa trị (II) X và Y (X đứng trước Y trong dãy điện hóa) tác dụng với dung dịch H­2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí (đktc) và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 0,5M. Kim loại X, Y lần lượt là

Câu 57: Cho 20,3 gam Gly – Ala – Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch  sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Câu 58: Quy trình sản xuất đường mía gồm các giai đoạn sau: (1) ép mía, (2) tẩy màu nước mía bằng SO2, (3) thêm vôi sữa vào nước mía để loại tạp chất, (4) thổi CO2 để tách CaCO3, (5) cô đặc để kết tinh đường. Thứ tự đúng của các công đoạn lần lượt là

Câu 59: Trong pin điện hóa Zn – Ag xảy ra phản ứng hóa học:

     Zn  +  2Ag+  →  Zn2+  +  2Ag

Sau một thời gian hoạt động thì

Câu 60: Ở 25oC, hằng số cân bằng của phản ứng:

CH3COOH  +  C2H5OH  \rightleftharpoons  CH3COOC2H5  +  H2O là KC = 4

Biết nồng độ ban đầu của CH3COOH là 1M. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, nồng độ của CH3COOC2H5 là 0,93M. Nồng độ ban đầu của C2­H5OH là

Bạn có đủ giỏi để vượt qua

Xếp hạng Thành viên Đúng Làm Đạt Phút
1 Nguyễn Thành Tâm 49 50 98% 19.78
2 Vu le Van 48 50 96% 57.5
3 Minh Duc Trinh 45 50 90% 91.48
4 nguyen phi can 43 50 86% 80.43
5 Ty Bon Bon 42 50 84% 86.43
6 Kòi Nguyễn 41 50 82% 67.15
7 nguyen anh tuan 41 50 82% 90.07
8 Trang Hà 40 49 82% 83.95
9 pham hieu 38 44 86% 90.08
10 Ngô Hoàng Anh Đức 39 50 78% 90.05
11 Phan Hoàng Nam 40 50 80% 85.37
12 Hoài Võ 40 49 82% 6.6
13 Tiểu Yến Tử 39 49 80% 69.2
14 Đăng Danh 39 50 78% 87.75
15 QUỐC HUY 39 50 78% 51.12
16 Chuột Chúa 36 44 82% 68.07
17 Trần Ngọc Cường 38 50 76% 94.1
18 Lê Văn Tiến 37 50 74% 59.9
19 Nấm Ngọt Ngào 36 50 72% 88.33
20 36 50 72% 2.45
21 nguyen van hien 36 48 75% 89.78
22 Eden Hazard 36 50 72% 86.3
23 Quỳnh Mai 34 45 76% 56.52
24 Thiện Nguyễn 35 50 70% 4.8
25 Lê Phạm Minh Thái 34 50 68% 6.18
26 Anh Người Ấy 32 47 68% 90.12
27 Đk Mio SiTy 33 49 67% 70.75
28 Vu Kim Anh 29 43 67% 46
29 Triệu Thái 31 50 62% 66.6
30 nguyen thanh truc 31 50 62% 85.82
31 Dinh Tong 30 48 63% 5.25
32 khuatbaduy 25 39 64% 89.92
33 Đinh Thị Thu Trang 28 50 56% 90.08
34 Tran Thi Thu Hoai 26 45 58% 52.82
35 nguyễn huyền trang 25 50 50% 17.37
36 Trần Quang Học 26 50 52% 11.8
37 chuotnhat 25 50 50% 89.9
38 đình tuấn 25 50 50% 72.45
39 Bé Hạt Tiêu 14 20 70% 30.45
40 Trịnh Xuyến Chi 24 50 48% 87.52
41 Đỗ Việt Dũng 12 15 80% 25.9
42 Keo Bong Xinh 19 37 51% 45.05
43 Trí Nguyễn 17 32 53% 109.15
44 đỗ việt dũng 11 15 73% 14.53
45 pham tuong vi 11 17 65% 28.32
46 Tran Anh 10 16 63% 40.5
47 Trái Tim Cô Đơn 10 19 53% 91.43
48 ½»£em ♠ £uố©«½ 9 17 53% 33.43
49 miuzizi 20 50 40% 84.07
50 nguyenducminh 12 27 44% 62.63
51 Hoàng Quang Khánh 20 50 40% 80.23
52 Nguyễn Văn Trường 7 14 50% 54.98
53 thunhu 19 50 38% 70.38
54 vũ duy sơn 4 6 67% 19.9
55 HOÁ HỌC 3 4 75% 5.88
56 Pham Thi bac 14 37 38% 59.13
57 Tôn công quyết 4 8 50% 41.58
58 Dương Như Ý 18 50 36% 11.97
59 Ngoc Lan 1 1 100% 2.22
60 Doanh Trần 1 1 100% 0.17
61 doan thanh thang 3 7 43% 14.57
62 Ursula Uyên 17 50 34% 59.33
63 Trần Hứa Nguyên Nguyên 0 0 0% 0.25
64 Mai Huy 0 0 0% 90.03
65 huynh long chau 1 3 33% 15.07
66 Minhduc Pham 0 0 0% 0.05
67 vũ văn nhật 0 0 0% 0.83
68 Trương Anh 0 0 0% 0.27
69 maido 0 0 0% 0.08
70 co huy vu 0 0 0% 2.62
71 vũ thị huyền 1 3 33% 1.3
72 Anh Dũng 0 0 0% 0.05
73 Nguyễn Thu Hà 41 56 73% 19.53
74 Nguyen Ly 0 1 0% 0.72
75 Nguyen Thanh Cong 4 12 33% 19.35
76 123123 0 2 0% 9.32
77 nguyen the tai 1 5 20% 6.73
78 Giám Sát Điện Thoại 0 3 0% 0.18
79 phamxuandung 2 10 20% 30.6
80 nguyenvanmanh 13 46 28% 15.67
81 trinh gia huy 14 50 28% 1.98
82 nguển thị thoa 12 50 24% 3.18

Cùng tham gia trao đổi với bạn bè!

Lớp 12