Câu hỏi số 1:

Hãy trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn (2,0đ)

Câu hỏi: 71406

Câu hỏi số 2:

Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? (2,0đ)

Câu hỏi: 71408

Câu hỏi số 3:

a. Nêu khái niệm cảm ứng ở động vật. (0,5đ)

 b. Cho các ví dụ: 1. Cơ đùi ếch tách rời khỏi cơ thể co khi bị kích thích.

  2. Trùng roi di chuyển về phía có ánh sáng.

  3. Khi bị kim châm thì tay rút lại.

Ví dụ nào là phản xạ? Phân tích các thành phần của một cung phản xạ nêu trên. (1,5đ)

Câu hỏi: 71409

Câu hỏi số 4:

Khi chiếu sáng qua lăng kính (tán sắc ánh sáng tạo dãy ánh sáng 7 màu) vào một sợi tảo dài

trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát kính hiển vi nhận thấy:

a. Vi khuẩn tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này. (0,5đ)

b. Số lượng vi khuẩn tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích vì sao. (0,5đ)

Câu hỏi: 71410

Câu hỏi số 5:

Chương trình cơ bản:

a. Nitơ cung cấp cho cây từ những nguồn nào? (1,0đ)

 b. Điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển? (1,0đ)

Câu hỏi: 71411

Câu hỏi số 6:

Chương trình cơ bản

Giải thích vì sao khi đặt cây đậu nằm ngang sau vài ngày ngọn cây lại mọc hướng lên. (1,0đ)

Câu hỏi: 71412

Câu hỏi số 7:

Chương trình nâng cao

a. Cho biết bề mặt trao đổi khí ở cá là gì?. (0,5đ)

 b. Vì sao hoạt động hô hấp ở cá xương đạt hiệu quả cao? (1,5đ)

Câu hỏi: 71413

Câu hỏi số 8:

Chương trình nâng cao

Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là tập tính bẩm sinh, ví dụ nào là tập tính học được (1,0đ)

1. Thú con sinh ra đã biết bú mẹ.

2. Gà con thấy nguy hiểm chạy vào cánh mẹ để trốn

3. Gõ kẻng và cho ăn  chó tiết nước bọt. Nhiều lần gõ kẻng không cho ăn chó vẫn tiết nước bọt.

nhưng nếu lặp lại nhiều lần không cho ăn, chó không tiết nước bọt khi có tiếng gõ.

4. Tinh tinh biết chất các thùng gỗ để lấy thức ăn treo trên cao.

Câu hỏi: 71414