Câu hỏi số 1:

Hoà tan 1,35 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít hỗn hợp Y gồm hai khí NO2 và NO, tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro là 21. Kim loại M là

Câu hỏi số 2:

Cho Ba vào dung dịch có chứa các ion: \small NH_{4}^{+}; \small HCO_{3}^{-}\small SO_{4}^{2-}; K+. Số phản ứng xảy ra là

Câu hỏi số 3:

Trường hợp nào dưới đây thanh Fe bị ăn mòn nhanh hơn?

Câu hỏi số 4:

Cho các chất sau: Al; Fe3O4; HCl; Ba(OH)2; CO2. Nếu cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một thì số phản ứng xảy ra là (các điều kiện phản ứng coi như có đủ)

Câu hỏi số 5:

Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

Câu hỏi số 6:

Cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là

Câu hỏi số 7:

Oxi hoá 4 gam một ancol đơn chức được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, H2O và ancol dư. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư được m gam Ag. Giá trị của m và hiệu suất của phản ứng oxi hoá lần lượt là

Câu hỏi số 8:

Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,12 mol hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 nung nóng, phản ứng tạo ra 0,138 mol CO2. Hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm bốn chất. Hoà tan hết hỗn hợp bốn chất này vào dung dịch HNO3 dư được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

Câu hỏi số 9:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2; 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó N2 chiếm 80% thể tích. Giá trị của m là

Câu hỏi số 10:

Hiđrat hoá 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hoá axetilen

Câu hỏi số 11:

Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa hai muối. Thêm Br2 dư vào X, phản ứng xong được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là

Câu hỏi số 12:

Có sơ đồ sau:  X + HCl → X1 + X2 + X3                                                                                   X1 + Cl2 → X2                                                                                                 X2 + Fe → X1

X; X1; X2 lần lượt là  

Câu hỏi số 13:

Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C3H9O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thoả mãn điều kiện trên là

Câu hỏi số 14:

Thực hiện phản ứng este hoá hỗn hợp gồm axit fomic, axit axetic và ancol etylenglicol với H2SO4 đặc xúc tác thì số chất chứa chức este tối đa có thể thu được là

Câu hỏi số 15:

Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là

Câu hỏi số 16:

Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3, AgNO3/NH3. Số phản ứng xảy ra là

Câu hỏi số 17:

Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 và bằng số mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhay một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau (d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số phát biểu đúng là

Câu hỏi số 18:

Hỗn hợp X nặng 9 gam gồm Fe3O4 và Cu. Cho X vào dung dịch HCl dư thấy còn 1,6 gam Cu không tan. Khối lượng Fe3O4 có trong X là

Câu hỏi số 19:

Cho 0,46 gam Na vào 20 gam dung dịch giấm ăn (chứa 4,2% CH3COOH). Sau khi kết thúc phản ứng, đêm cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Câu hỏi số 20:

Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là

Câu hỏi số 21:

Cho các chất sau: CO2, SO2, H2O2, benzen, toluen, stiren, phenylaxetilen. Số chất không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng là

Câu hỏi số 22:

Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 3,36 lít khí X (đktc) vào bình đựng dung dịch Br2 dư, không thấy có khí thoát ra khỏi bình. Lượng Br2 phản ứng là 40 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên được 15,4 gam CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

Câu hỏi số 23:

Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?  

Câu hỏi: 2642

Câu hỏi số 24:

Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn X. Để hoà tan hết X bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là

Câu hỏi số 25:

Khi lần lượt cho hỗn hợp từng kim loại dưới đây vào lượng dư nước thì khi phản ứng hoàn toàn, trường hợp nào thu được thể tích H2 (đktc) lớn nhất?

Câu hỏi số 26:

Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là

Câu hỏi số 27:

Để phân biệt khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?

Câu hỏi số 28:

Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Câu hỏi số 29:

X, Y là hai nguyên tố kim loại thuộc cùng một nhóm. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây đúng đối với X và Y

Câu hỏi số 30:

Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là

Câu hỏi số 31:

Có ba chất lỏng đựng trong các bình mất nhãn riêng biệt: dung dịch natri phenolat, natri etylat, natri aluminat. Để phân biệt ba chất lỏng này bằng một thuốc thử duy nhất ta dùng

Câu hỏi số 32:

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở catot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là

Câu hỏi số 33:

Hoà tan 9,6 gam bột Cu bằng 200ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,5M và H2SO4 1,0M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X được khối lượng muối khan là

Câu hỏi số 34:

Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau thì số phản ứng xảy ra là

Câu hỏi số 35:

Cho H2 qua hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, ZnO, Fe3O4, CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch NaOH dư, còn phần không tan Z. Trong Z có

Câu hỏi số 36:

Hỗn hợp X gồm Mg, Al. Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng a gam khí. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư giải phóng b gam khí. Tỉ số a : b có giá trị 2 thì % của Al trong X là

Câu hỏi số 37:

X là một este đơn chức có D_{X/H_{2}} = 44. Cho X tác dụng vừa đủ với 120 gam NaOH 4% thu được 5,52 gam ancol Y và m gam muối. Giá trị của m là

Câu hỏi số 38:

X là este của glyxin. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, hơi ancol bay ra cho đi qua ống đựng CuO đun nóng. Cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thu được 8,64 gam Ag. Biết X có phân tử khối là 89 g/mol. Giá trị của m là

Câu hỏi số 39:

Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?

Câu hỏi số 40:

Nhận định nào sau đây không đúng?

Câu hỏi số 41:

Để phát hiện các khí sau trong hỗn hợp, phương pháp nào không đúng?

Câu hỏi số 42:

Cho các phản ứng sau:

(1). Cu  +  2FeCl3  →  CuCl2  +  2FeCl2

(2). Fe(NO3)2  +  AgNO3  →  Fe(NO3)3  +  Ag

(3). Fe   +  2Fe(NO3)3  →  3Fe(NO3)2

(4). Zn  +  Fe2(SO4)3  →  ZnSO4  +  2FeSO4

Phản ứng minh hoạ tính oxi hoá của Fe3+ mạnh hơn Fe2+

Câu hỏi số 43:

Hoà tan hết hai kim loại X, Y tỏng dung dịch HCl dư, thêm tiếp vào đó lượng dư dung dịch NH3. Lọc lấy kết tủa, nhiệt phân kết tủa, rồi điện phân nóng chảy chất rắn thì được kim loại X. Thêm H2SO4 vừa đủ vào dung dịch nước lọc, rồi điện phân dung dịch thu được, thì sinh ra kim loại Y. Cặp kim loại X, Y có thể là

Câu hỏi số 44:

Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng

Câu hỏi số 45:

Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol CO2 được 2b mol kết tủa, nhưng nếu dùng 0,08 mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

Câu hỏi số 46:

Hoà tan 0,1 mol FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng (vừa đủ) được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thêm H2SO4 loãng (dư) vào X thì dung dịch thu được có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu?

Câu hỏi số 47:

Dãy các chất không phân biệt được khi chỉ có dung dịch Br2 và quỳ tím là

Câu hỏi số 48:

CHo các chất: axit fomic (1); axetilen (2); axit oxalic (3); glucozơ (4); axeton (5). Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3

Câu hỏi số 49:

Chât hữu cơ X (chứa C, H, O, N) có phân tử khói là 89. X tác dụng với cả HCl và NaOH. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư được 9,4 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

Câu hỏi số 50:

X chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C8H14O4. Thuỷ phân X trong NaOH thu được một muối và hai ancol Y, Z. Phân tử Y có số nguyên tử C gấp đôi Z. Đun nóng với H2SO4 đặc, Z cho một olefin còn Y cho hai olefin đồng phân. Công thức cấu tạo X là