Câu hỏi số 1:

Cho hàm số y = \frac{2x+1}{x-1} 1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị ( C ) của hàm số 2.Tìm k để trên đồ thị ( C ) có hai điểm phân biệt M( xM; yM) , N(xN; yN) thỏa mãn :\left\{\begin{matrix}x_{M}+y_{M}=k\\x_{N}+y_{N}=k\end{matrix}\right. Chứng minh rằng hai điểm M, N cùng thuộc một nhánh của đồ thị ( C ).

Câu hỏi số 2:

Giải phương trình √3sin( 3x - \frac{\pi }{5} ) + 2sin( 8x - \frac{\pi }{3}) = 2sin(2x + \frac{11\pi }{15}) + 3cos( 3x - \frac{\pi }{5})

Câu hỏi số 3:

Giải phương trình: x3 + x – 7 = \sqrt{x^{2}+5}  ( 2.2)

Câu hỏi số 4:

Tính tích phân I = \int_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{2}}\frac{sin^{4}x}{sin^{4}x+cos^{4}x}dx

Câu hỏi số 5:

Cho lăng trụ xiên ABCA’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu của A’ xuống mặt phẳng (ABC) trung với tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ, biết góc BAA’ = 450.

Câu hỏi số 6:

Trong mặt phẳng Oxy, cho elip (E) :\frac{x^{2}}{16} + \frac{y^{2}}{9}= 1 và đường thẳng d: 3x + 4y -12 = 0. Chứng minh rằng đường thẳng d luôn cắt  (E ) tại hai điểm phân biệt A,B. Tìm điểm C thuộc (E) sao cho diện tích tam giác ABC bằng 6( đvdt).

Câu hỏi số 7:

Trong không gian Oxyz, cho bốn điểm A(2;2;-1), B(1;4;-1), C(2;4;3), D(2;4;-1). Viết phương trình mặt phẳng (α) tiếp xúc với mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD và song song với mặt phẳng (BCD).

Câu hỏi số 8:

Tìm tập hợp các điểm trên mặt phẳng phức biểu diễn các số phức z thỏa mãn z2 + | \bar{z} | = 0.