Câu hỏi số 1:

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô các khí: CO2, Cl2? Giải thích bằng phương trình hóa học

Câu hỏi: 20783

Câu hỏi số 2:

Không dùng thêm thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: NaHSO4, NaHCO3, Ba(HCO3)2Mg(HCO3)2, Na2CO3. Thứ tự nhận biết các dung dịch là:

Câu hỏi: 20792

Câu hỏi số 3:

Hợp chất A tác dụng với lượng dư Mg khi đun nóng tạo nên hai chất, một trong hai chất đó là B. Chất B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí độc D. Khi đốt cháy D lại tạo nên chất A ban đầu và H2O. Tìm các chất A, B, D (Biết A là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh). Viết các phương trình hóa học xảy ra

Câu hỏi: 20857

Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các quá trình sau:

Câu hỏi số 4:

Hòa tan Fe (bột) vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó sục khí Cl2 đến dư vào dung dịch thu được

Câu hỏi: 20859

Câu hỏi số 5:

Để một vật làm bằng Ag ra ngoài không khí bị ô nhiễm H2S một thời gian

Câu hỏi: 20860

Câu hỏi số 6:

Sục khí CO vào dung dịch PdCl2

Câu hỏi: 20861

Câu hỏi số 7:

Cho các công thức phân tử: C4H6, C2H4O2. Hãy viết các công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử trên.

Câu hỏi: 20864

Câu hỏi số 8:

Chia 16 gam một oxit kim loại MO thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan trong dung dịch HCl dư, làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 17,1 gam một muối clorua X

Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,0 gam một muối sunfat Y

Xác định M và công thức hai muối X, Y. (Biết MX < 180 gam/mol, MY < 260 gam/mol)

Câu hỏi: 20865

Câu hỏi số 9:

Hỗn hợp A gồm hai kim loại Mg và Fe. Dung dịch B là dung dịch HCl x (mol/l)

Thí nghiệm 1: Cho 21,6 gam hỗn hợp A vào 2,0 lít dung dịch B thì thoát ra 8,96 lít H2 (đktc)

Thí nghiệm 2: Cho 21,6 gam hỗn hợp A vào 3,0 lít dung dịch B thì thoát ra 11,2 lít H2 (đktc)

Tính x và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A

Câu hỏi: 20866

Cho 4,96 gam hỗn hợp X gồm Ca và CaC2 tác dụng hết với H2O được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Đun nóng hỗn hợp khí Y (có mặt xúc tác Ni) được hỗn hợp khí Z. Chia Z làm hai phần bằng nhau

Phần 1: Cho lội từ từ qua bình nước brôm dư thấy còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí T (đktc)

Phần 2: Đem trộn với 1,68 lít O2 (đktc) rồi cho vào một bình kín dung tích không đổi. Đốt cháy hoàn toàn, sau đó đưa bình về 0oC

Câu hỏi số 10:

Hỏi khối lượng bình nước brôm tăng bao nhiêu gam? Biết: d_{T/H_{2}} = 4,5

Câu hỏi: 20868

Câu hỏi số 11:

TÍnh số mol khí tạo thành trong bình ở phần 2

Câu hỏi: 20869