Cho phương trình bậc hai x2 – (m + 3)x + m2 = 0, trong đó m là tham số sao cho phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2

Câu hỏi số 1:

Khi m = 1, chứng minh rằng ta có hệ thức \sqrt[8]{x_{1}}+\sqrt[8]{x_{2}}=\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{6}}}

Câu hỏi: 19879

Câu hỏi số 2:

Tìm tất cả các giá trị của m sao cho √x1 + √x2 = √5.

Câu hỏi: 19880

Câu hỏi số 3:

Xét đa thức P(x) = x3 + ax2 + bx. Tìm tất cả các cặp số (a, b) sao cho ta có hệ thức P(x1) = P(x2) với mọi giá trị của tham số m.

Câu hỏi: 19881

Câu hỏi số 4:

Cho a, b  là các số thực dương. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = \frac{\sqrt{1+a^{2}}.\sqrt{1+b^{2}}}{1+ab}

Câu hỏi: 19882

Câu hỏi số 5:

Cho x, y, z là các số thực thỏa mãn điều kiện |x| ≤ 1, |y| ≤ 1, |z| ≤ 1.

Chứng minh rằng ta có bất đẳng thức \sqrt{1-x^{2}}+\sqrt{1-y^{2}}+\sqrt{1-z^{2}}\leq \sqrt{9-(x+y+z)^{2}}

Câu hỏi: 19883

Cho tam giác nhọn ABC có AB = b, AC = c. M là một điểm thay đổi trên cạnh AB. Đường tròn ngoại tiếp tam giác  BMC  cắt các cạnh AC tại N.

Câu hỏi số 6:

Chứng minh tam giác AMN đồng dạng với tam giác ACB. Tính tỷ số \frac{MA}{MB} để diện tích tam giác AMN bằng một nửa tam giác ACB.

Câu hỏi: 19885

Câu hỏi số 7:

Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN. Chứng minh I luôn thuộc một đường thẳng cố định.

Câu hỏi: 19886

Câu hỏi số 8:

Gọi J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BMC. Chứng minh rằng độ dài IJ không đổi.

Câu hỏi: 19887

Cho a, b , c là các số nguyên sao cho 2a + b, 2b + c, 2c + a đều là các số chính phương (*).

Câu hỏi số 9:

Biết rằng có ít nhất một trong ba số chính phương nói trên chia hết cho 3. Chứng minh rằng tích (a – b)(b – c)(c – a) chia hết cho 27.

Câu hỏi: 19889

Câu hỏi số 10:

Tồn tại hay không các số nguyên a, b, c thỏa mãn điều kiện (*) sao cho (a – b)(b – c)(c – a) không chia hết cho 27. 

Câu hỏi: 19890

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 3; BC = 4.

Câu hỏi số 11:

Chứng minh rằng từ 7 điểm bất kỳ nằm trong hình chữ nhật ABCD luôn tìm được hai điểm mà khoảng cách giữa chúng lớn hơn √5.

Câu hỏi: 19892

Câu hỏi số 12:

Chứng minh rằng khẳng định ở câu a) vẫn còn đúng với 6 điểm bất kỳ nằm trong hình chữ nhật ABCD.

Câu hỏi: 19893