Chú ý: Trình duyệt hiện tại của bạn chưa cài đặt flashplayer để xem video.
Vui lòng tải và cài đặt phiên bản flash mới nhất tại đây sau đó ấn Ctrl-F5 để xem video hoặc bạn nên dùng trình duyệt Chrome để xem video tốt hơn - Tải Chrome về
Chú ý: Trình duyệt hiện tại của bạn chưa cài đặt flashplayer để xem video.
Vui lòng tải và cài đặt phiên bản flash mới nhất tại đây sau đó ấn Ctrl-F5 để xem video hoặc bạn nên dùng trình duyệt Chrome để xem video tốt hơn - Tải Chrome về
CTTG thứ hai là 1 cuộc chiến tranh phi nghĩa ở giai đoạn đầu và giai đoạn sau là cuộc chiến chính nghĩa chống phát xít => phản đối cuộc chiến phi nghĩa và ủng hộ cuộc chiến vì chính nghĩa. Sự tham chiến của Liên Xô là 1 nhân tố quyết định trọng việc đánh bại phát xít và kết thúc chiến tranh, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới => ủng hộ.
*Nguyên nhân cuộc khủng hoảng: do sản xuất ổ ạt, không dựa trên nhu cầu của thị trường.
*Hậu quả: Gây nên hậu quả vô cùng nặng nề đối với Mĩ và các nước, nhất là các nước tư bản ở châu Âu và nước Nhật ở châu Á.
*Sự phân hóa trong lựa chọn đường lối để đưa đất nước thoát ra cuộc khủng hoảng giữa các nước tư bản:
- Mĩ: thực hiện Chính sách mới nhằm cải tổ đất nước và đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Đức, I-ta-li-a, Nhật: lựa chọn phát xít hóa chính quyền, bành trướng xâm lược.
- Chính sách mới là do Mĩ thực hiện nhằm giúp nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
- Chính sách của nước Nga năm 1921 là Chính sách kinh tế mới.
- Với câu hỏi của em, em tham khảo nội dung dưới đây nhé:
Năm 1921, Đảng Bôn-xê -vích Nga thực hiện chính sách kinh tế mới vì: Nước Nga bước vào thời kì hòa bình xây duwjnj đất nước với nhiều khó khăn. Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi => thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lênin khởi xướng được Đảng Bôn sê vích lựa chọn thực hiện nhằm đưa nước Nga vượt qua khó khăn nêu trên và tiếp tục hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
*Những nét chính về CM tháng 10/1917:
- Tháng 4-1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga, tìm cách đưa nước Nga chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xóa bỏ tình trạng hai chính quyền bằng con đường hòa bình. Ngày 16-4-1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các Soviet!".
- Tối 24-10-1917 (theo lịch Nga cũ, tức tối 6-11-1917), V.I.Lenin đến Cung điện Smolnui trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Soviet. Ðêm 24-10-1917, khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Petrograd (nay là TP Saint Petersburg). Quân khởi nghĩa, gồm các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân Petrograd, binh sĩ cách mạng và thủy thủ Hạm đội Baltic (tất cả khoảng 200 nghìn người), dưới sự lãnh đạo của Ðảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu, đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô, gồm các cầu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở Thủ đô.
- Đêm 25-10-1917 (7-11-1917),Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski trốn chạy ra nước ngoài.
- Ngày 15-11-1917, Chính quyền Soviet được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng 3-1918, Chính quyền Soviet giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng.
*Ý nghĩa:
- Đối với nước Nga:
+Cách mạng tháng 10/1917 là cuộc cách mạng vô sản có nghĩa trọng đại. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội.
+ Giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.
- Đối với thế giới:
+ Sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
+ Cách mạng tháng Mười Nga cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng.
+ Cách mạng tháng Mười cho thấy: Trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.
- Đối với Việt Nam:
+ Chỉ ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.
+ Là điều kiện khách quan thuận lợi và là bài học để Việt Nam học tập trong quá trình đấu tranh cách mạng.
- Cần xác định đường lối đúng đắn và có 1 chính Đảng của giai câp công nhân lãnh đạo thống nhất.
- Đoàn kết toàn dân.
- Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.
- Chớp thời cơ.
*Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.
+ Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.
+ Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Vai trò của Liên Xô trong CTTG thứ 2:
- Là nước đi đầu trong cuộc chiến chống PX.
- Tinh thần chiến đấu của Hồng quân Liên Xô đã làm cho cuộc tấn công chớp nhoáng của PX Đức thất bại. => ngăn chặn bước tiến của chúng.
- Với chiến thắng Xtalingrát => Làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
- Trong quá trình truy quét quân PX, Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu giành độc lập, khôi phục kinh tế và đi theo con đường XHCN
- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây + Cùng với C/S ngoại giao khéo léo => Nhật giữ được độc lập.
- Kết quả: Cuộc duy tân thành công, Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.
1. Mĩ phát triển nhanh chóng về kinh tế nhờ:
- Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên, nhân công dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Lợi dung chiến tranh để làm giùa (buôn bán vũ khí).
- Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất.
- Các Công ty, tập đoàn lũng đoạn Mĩ có sức cạnh tranh cao và sức sản xuất lớn.
- Các chính sách điểu tiết hiệu quả của nhà nước.
2. Từ sự phát triển của Mĩ, Việt Nam có thể học tập được:
- Nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước.
- Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất.
- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên.
- Nửa sau thế kỉ XIX, Trung Quốc suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát.
- Các nước đế quốc phát triển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề tranh giành thị trường và thuộc địa trở nên gay gắt.
- Không có nước đế quốc nào có thể "độc chiếm" Trung Quốc nên dẫn đến hiện tượng các nước đế quốc chia nhau xâu xé Trung Quốc.
=> Nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kì XX, các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc.
- 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ.
- Nội dung:
+ Chính trị:
+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Quân sự:
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH – KT, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
- Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản
- Cuộc duy tân Minh Trị được coi là một cuộc cách mạng tư sản bởi vì:
+ Lãnh đạo: Tư sản
+ Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến (Mạc phủ), thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản (Quân chủ lập hiến).
+ Hướng phát triển: theo con đường tư bản chủ nghĩa.
ND so sánh
Cách mạng tư sản Anh
Cách mạng tư sản Pháp
Mục tiêu, nhiệm vụ
Chống phong kiến
Chống phong kiến
Lãnh đạo
Quý tộc mới và tư sản
Tư sản
Hình thức
Nội chiến
Nội chiến và cách mạng
Hướng phát triển
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản
Tính chất
Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
Là cuộc cách mạng tư sản triệt để
* Câu 1: Nguyên nhân của các cuộc CMTS:
- Phương thức sản xuất TBCN ra đời trong lòng XHPK (sự ra đời của các công trường thủ công, sự xâm nhập của CNTB vào nông nghiệp...)
- Giai cấp TS và VS xuất hiện trong lòng XH
- Sự xuất hiện hệ tư tưởng của giai cấp TS, tấn công vào hệ tư tưởng PK, chuẩn bị những tiền đề cho cuộc cách mạng bùng nổ (phong trào văn hóa phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo...)
* Câu 2:
* Câu 3: Hệ quả của cuộc CMCN:
- Kinh tế: thúc đẩy sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời của 1 số thành phố lớn (Luân Đôn - Anh), nhiều trung tâm thương mại lớn (Manchetxto, Livopun...)
- Chính trị - xã hội: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp được hình thành là TS và VS
- Sự phát triển mạnh mẽ của CN đã đòi hỏi các nước có thêm nhiều nguyên liệu, thị trường tiêu thụ -> việc đi xâm lược và bóc lột thuộc địa -> thay đổi bản đồ kinh tế - chính trị của các nước