Chú ý: Trình duyệt hiện tại của bạn chưa cài đặt flashplayer để xem video.
Vui lòng tải và cài đặt phiên bản flash mới nhất tại đây sau đó ấn Ctrl-F5 để xem video hoặc bạn nên dùng trình duyệt Chrome để xem video tốt hơn - Tải Chrome về
Chú ý: Trình duyệt hiện tại của bạn chưa cài đặt flashplayer để xem video.
Vui lòng tải và cài đặt phiên bản flash mới nhất tại đây sau đó ấn Ctrl-F5 để xem video hoặc bạn nên dùng trình duyệt Chrome để xem video tốt hơn - Tải Chrome về
1. Dế choắt nhìn tôi và bảo rằng tôi đã nghĩ thương nó như thế thì hay là anh đào giúp cho nó một cái ngách sang bên nhà tôi phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì nó chạy sang.
2. Hiểu được Dế Mèn là một kẻ kiêu ngạo
Điệp từ: "leo vào leo ra".
Chỉ sự vất vả và không có sự lựa chọn của con kiến.
@Hổ Béo:À chào em, anh là Mod hỗ trợ thôi, chẳng phải là thầy cô gì đâu em. Em cố gắng học tốt, có gì không hiểu lại hỏi nha em.
@Hổ Béo:Không có gì đâu em, chúc em luôn học tốt.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Lí do vì sao kể lại (hoàn cảnh để kể lại câu chuyện: nhân ngày giỗ VN, hoặc con trai hỏi)
- Kể lại về cuộc sống khi lấy VN
- Khi nghi oan cho VN
- Thái độ ân hận, đau đớn khi biết sự thật
- Bài học cho bản thân
3. Kết bài
- "vẫn còn", "vơi dầu", “bớt” : từ chỉ mức độ -> sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên: hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn.
-> Quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm.
- "Sấm bất ngờ", "hàng cây đứng tuổi".
+ Tả thực: Sang thu, sấm thưa và nhỏ dần và nó cũng không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.
+ Nghệ thuật nhân hoá: bất ngờ + đứng tuổi -> trạng thái của con người.
+ Hình ảnh ẩn dụ : Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời -> Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu.
-> Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Mùa thu đến không chỉ làm cho cảnh vật thay đổi mà suy nghĩ của con người cũng thay đổi. Thời khắc giao mùa thường đem đến cho người ta nhiều điều mới mẻ, thú vị.
=> Lòng người đã lắng lọc rất sâu để nhận ra những xao động mơ hồ huyền ảo của thiên nhiên và những sao động bâng khuâng sâu lắng của con người. Hai câu thơ cuối có nhiều cách hiểu và lý giải.
Lê chi sổ điểm hoa.
(Cỏ thơm liền với trời xanh,
Trên cành lê có mấy bông hoa.)
Vẻn vẹn chỉ mười chữ mà miêu tả được đặc điểm nổi bật của khung cảnh mùa xuân – mùa của sự sống sinh sôi, nảy nở. Hiển hiện trước mắt ta là triền cỏ tốt tươi kéo dài bát ngát, tưởng chừng như nối liền với trời xanh. Giữa không gian mênh mông ấy, nổi bật lên sắc trắng của dăm đóa hoa lê mới nở trên cành. Hai màu xanh, trắng hòa hợp tạo nên vẻ đẹp thanh cao, tao nhã của bức tranh. Bầu không khí sực nức hương thơm của cỏ non (phương thảo). Hương thơm ấy thấm đẫm bầu trời, mặt đất, thấm đẫm hồn người, khiến con người có cảm giác lâng lâng sảng khoái, như muốn tan hòa vào vạn vật xung quanh. Bút pháp miêu tả của thi nhân xưa đã đạt đến mức thần điệu. Con mắt quan sát, ngòi bút, tài hoa, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, đường nét… thể hiện khả năng của một họa sĩ tài ba. Cho nên, dẫu chỉ đọc có một lần thì hai câu thơ ấy vẫn đọng lại mãi mãi trong tâm hồn ta.
Là một đệ tử của cửa Khổng sân Trình, bản thân lại học rộng, hiểu nhiều nên Nguyễn Du đã tiếp thu được tinh hoa của những câu thơ như thế. Trên cơ sở đó, ông viết ra hai câu thơ có dấu ấn sáng tạo của riêng mình. Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên trong tiết Thanh minh. Đây là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền màu xanh non ấy, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống. Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.
Mới đọc qua, không ít người sẽ cho rằng hai câu thơ trên chỉ là sự chuyển thể thành lục bát hai câu thơ ngũ ngôn chữ hán kia mà thôi. Nhưng đọc kĩ thì không hẳn là như thế.
Trong nguyên văn, nhà thơ cổ Trung Hoa tả màu xanh của cỏ nối liền với màu xanh của da trời và nhấn mạnh độ rộng, độ dài của không gian cùng hương thơm của cỏ. Còn câu thơ của Nguyền Du lại thiên về miêu tả màu xanh mơn mởn của cỏ non để thông qua đó thể hiện sức sống, nhịp sống bừng bừng của mùa xuân. Màu xanh mướt của cỏ non không chỉ chiếm lĩnh vạn vật mà còn chiếm lĩnh tâm hồn, đem lại cho con người tình yêu thiên nhiên tha thiết.
Trên cái nền xanh mênh mông của cỏ non kéo dài đến tận chân trời, nổi bật lên một vài đốm trắng của hoa lê. Hai màu tương phản tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Cỏ càng xanh, hoa lê càng trắng và ngược lại. Tất cả đều thanh khiết, trong sáng tuyệt vời!
Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du có xa, có gần; có thấp, có cao; có diện, có điểm; có hình khối, đường nét; màu sắc hài hòa. Đơn giản mà hoàn mĩ, ngắn gọn mà hàm súc. Trong thơ có họa là vậy. Chỉ mười bốn chữ mà đủ cánh, đủ tình, phản ánh sự mẫn cảm, tinh tế và tài năng sáng tạo điêu luyện của Nguyễn Du.
Dùng các động từ : lượn, che
Dùng các danh từ: vườn, núi
Dùng ẩn dụ
- Số lần cái bóng xuất hiện
- Ý nghĩa mỗi lần xuất hiện đó
Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tạo ra cách thắt nút, mở nút bất ngờ:
- Với Vũ Nương: cái bóng in trên tường nàng chỉ cho con hằng đêm thể hiện nỗi nhớ chồng khắc khoải và niềm mong muốn cho con được sống trong cảnh đoàn viên, không bị thiếu thốn tình cha.
- Với bé Đản: ngây thơ tin rằng cái bóng trên tường luôn nín thin thít ấy là người cha đêm nào cũng ở bên mình.
- Với Trương Sinh: chỉ nghe qua lời nói của bé Đản -> nảy sinh sự nghi ngờ, ghen tuông với Vũ Nương, từ đó hành xử tệ bạc, đánh đuổi nàng.
- Giúp Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ, hóa giải toàn bộ nghi ngờ, thấu tỏ nối oan khuất của Vũ Nương
è Cách mở thắt nút bằng chi tiết cái bóng giúp thấy được cái chết oan ức của VN, qua đó tố cáo xã hội phong kiến nam quyền.
1. Giới thiệu chung
2. Thân bài
2.1 Giải thích
Giải thích nhận định: Bài thơ hay và việc đọc một bài thơ hay.
+ Thơ hay: bài thơ ngay từ lần đọc đầu tiên đã ám ảnh độc giả, tạo đ¬ược ấn t¬ượng sâu sắc đối với ng¬ười đọc.( - Thơ hay phải thực sự là thơ, phải có sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống và phải có tài năng. Thơ hay là thơ có sức dư ba, thơ được người đọc yêu thích và tiếp nhận. Nhà thơ phải có năng lực sáng tác, không tìm tòi sáng tạo không tạo nên được những bài thơ có nghệ thuật riêng chứa đựng tâm hồn tình cảm cao đẹp riêng của mỗi nhà thơ (phong cách nghệ thuật).
- Thơ hay là thơ có tâm sự, nó truyền đến người đọc những tình cảm nào đó theo quy luật tiếng nói tri âm. Muốn vậy nhà thơ phải gắn bó với cuộc sống, chia sẻ mọi buồn vui của cuộc đời, vốn sống phải thật sự phong phú, và phải thực sự có cái tâm trong lành. Cảm xúc trong thơ phải chân thực tự nhiên, nhưng không dễ dãi mà lắng lọc sâu xa)
+ Tác động của bài thơ hay với người đọc: Bài thơ hay tự nó có sức lôi cuốn kỳ lạ khiến độc giả không thể chỉ đọc một lần, càng đọc đi đọc lại càng thấy bài thơ thực sự hay, có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bài thơ đánh thức cảm xúc đẹp trong lòng làm cho người đọc cùng đồng cảm và nghĩ suy, trăn trở.
+Đối với một bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng: Đọc nhiều lần để khám phá ra sự hấp dẫn về nghệ thuật, sự phong phú về nội dung tình cảm cũng như¬ chiều sâu ý nghĩa của bài thơ. Đọc thơ không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm, phải đọc bằng tất cả năng lực tinh thần của mình, bằng “tất cả tâm hồn” để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của thơ, cho đến lúc tự bài thơ phát sáng làm rung lên mọi cung bậc tình cảm trong tâm hồn người đọc.
2.2 Chứng minh qua văn bản
- Thể thơ
- Nội dung đề caapf:
+ Hình ảnh bán trôi
+ Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ
- Ngôn ngữ
- Giọng điệu
3. Kết bài
* Giải thích khái niệm liên quan tới nhận định của nhà phê bình
- Thế nào là văn chương?
+ Những tác phẩm văn học, những câu thơ, hay những gì mà thuộc về văn học đều được gọi là văn chương.
+ Định nghĩa văn chương: Là khái niệm dùng để gọi tên ngành nghệ thuật ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ảnh và biểu hiện đời sống.
+ Cần phân biệt khái niệm văn học với văn chương. Văn chương ở đây là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chân chính.
- "Ta": Khái niệm chỉ đối tượng tiếp nhận văn chương (người đọc, người nghe, nhà phê bình...)
- "Tình cảm": Là những cảm xúc, nỗi niềm sâu kín, sự khắc khoải, bồn chồn, những tâm tư sâu kín... được trỗi dậy khi tiếp cận với văn chương.
* Chứng minh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có"
- Những tình cảm không có mà văn chương đưa lại là gì? Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta - đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương.
- Nhấn mạnh: Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.
- Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn và thực tế cuộc sống
Đây là những ý cho bạn triển khai , chú ý về tình cảm gửi gắm cho thầy cô nhé
1.Cách làmBước 1: Cắt một tấm bìa cứng màu xanh nước biển, gấp các cạnh theo đường đã vẽ (tùy kích thước của tấm thiệp mà tăng giảm kích thước tấm bìa)Bước 2: Dùng băng dính 2 mặt để dán vào các vị trí cần dán của miếng bìa.Bước 3: Dán băng dính lên phần đáy tấm bìa.Bước 4: Vẽ một chiếc thuyền lên giấy sau đó cắt ra và dán vào tấm bìa.Bước 5: Cuối cùng trang trí tấm thiệp sao cho sát với chủ đề.2. ý nghĩa của tấm thiệpCha mẹ là người cho chúng em hình hài, dáng đứng, cho chúng em dòng sữa ngọt ngào để khôn lớn. Nhưng chúng em có được tri thức để sống tốt, sống đẹp với đời thì chúng em phải nhờ đến vòng tay yêu thương, trìu mến của thầy cô.Hình ảnh chiếc thuyền trong tấm thiệp của chúng em tượng trưng cho thầy cô. Chính thầy cô đã không quản ngại gian lao khó nhọc, gắn bó với trường, với lớp nguyện làm con đò đưa khách qua sông, đến với những bến bờ tri thức mênh mông.-và thầy cô cũng chính là người đã đưa chúng em đến bến bờ của sự thành công.Và thời gian như đã cướp đi tuổi trẻ của thầy cô.Và hình ảnh dòng sông hiền hòa chính là dòng đời cứ trôi, mái tóc thầy cô dần nhuốm màu bụi phấn, bao nhiêu sợi tóc bạc là bấy nhiêu đứa học trò được thầy cô đưa cập bến. Và em xin đuợc gửi đến các thầy cô một bài thơ sau để nói hộ lòng mình về công ơn của thầy cô“Một đời người – một dòng sôngMấy ai là kẻ đứng trông bên bờMuốn qua sông phải lụy đòĐường đời muốn bước phải nhờ người đưaTháng năm dầu dãi nắng mưaCon đò tri thức thầy đưa bao ngườiQua sông gởi lại nụ cườiTình yêu – con gởi lại người cha thươngCon đò mộc - mái đầu sươngTheo con đi khắp muôn phương sau nayKhúc sông ấy vẫn ngày ngàyThầy đưa những chuyến đò đầy qua sông”Chúng em muốn cảm ơn thật nhiều vì tình yêu thương, sự hi sinh của thầy cô đã dành cho chúng em. Tự khắc sâu trong tâm trí mình, chúng em nguyện là con ngoan, trò giỏi để xứng đáng với bao công sức ân tình của thầy cô
@Nguyễn Linh Ling:em có thể xem lại bài giảng , đọc kĩ sách giáo khoa và ngẫm lại chỗ khó hiểu nhất nha em.
@Nguyễn Linh Ling:Bài giảng nhiều dạy theo bài , theo chuyên đề để dễ học em ạ!
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ.
Anh gợi ý cho em nhé!
+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời
+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên
– Nghệ thuật xây dựng truyện: dựa vào cốt truyện có sẵn từ dân gian tác giả thêm vào nhiều tình tiết giúp truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính. Mặc dù có nhiều yếu tố kì lạ những truyện vẫn tự nhiên, lôi cuốn người đọc.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mỗi nhân vật trong truyện đều có những tính cách riêng thể hiện qua lời nói, đối thoại hoặc những đoạn độc thoại.
– Dùng các yếu tố kỳ ảo: có một số yếu tố không đúng với sự thật nhưng yếu tố truyền kỳ này giúp truyện trở nên độc đáo, làm nổi bật chủ đề nhân đạo.
– Dùng nhiều phương thức biểu đạt: truyện không chỉ là kể đơn thuần mà còn kết hợp cả yếu tố biểu cảm.