Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây dẫn tới hiện tượng khống chế sinh học rõ ràng nhất?

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn có cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, các loài chim như diệc bạc sẽ bắt các côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. 

Câu 396454: Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây dẫn tới hiện tượng khống chế sinh học rõ ràng nhất?

A. Ve bét – bò rừng

B. Chim gõ bò – bò rừng

C. Diệc bạc – côn trùng

D. Bò rừng – diệc bạc

Câu hỏi : 396454
  • Đáp án : C
    (1) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

    Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài nhất là những mối quan hệ cạnh tranh, vật ăn thịt – con mồi, vật chủ - vật kí sinh đóng vai trò kiểm soát số lượng các loài.

    Trong các đáp án trên thì mối quan hệ giữa Diệc bạc và côn trùng là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi nên thể hiện khống chế sinh học rõ ràng nhất.

    A: Vật kí sinh – vật chủ

    B: Hợp tác

    D: Hội sinh

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com