Đề thi học kỳ 2 môn Vật Lý 10 trường THPT Nguyễn Chí Thanh năm học 2013-2014

Thời gian thi : 45 phút - Số câu hỏi : 8 câu - Số lượt thi : 2448

Click vào đề thi     Tải đề

Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"

Một số câu hỏi trong đề thi

Câu 1: Định nghĩa công. Viết công thức tính công trong trường hợp tổng quát.

Câu 2: Nêu nội dung của thuyết động học phân tử chất khí. Thế nào là khí lý tưởng?

Câu 3:  Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý I Nhiệt động lực học.

Áp dụng : Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang một nhiệt lượng là 16 J. Khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn là 5cm bằng một lực có độ lớn là 20N. Hỏi nội năng khí tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu?

Câu 4: Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng.

Áp dụng: Bi A khối lượng 500 g đang chuyển động với vận tốc v1=6m/s thì tới đập vào bi B có khối lượng 250g  đang đứng yên. Sau va chạm, bi B tiếp tục chuyển động về phía trước với vận tốc v2’=3 m/s. Xem hệ gồm 2 viên bi là hệ cô lập và tương tác xảy ra trên cùng một đường thẳng. Hãy dùng định luật bảo toàn động lượng để tìm vận tốc và chiều của bi A sau va chạm. (không vẽ hình)

Câu 5:  Vật chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang với vận tốc 7,2 km/h bởi lực kéo có độ lớn 120N và có hướng hợp với phương ngang một góc 600 . Tính công của lực kéo trong 5 phút.

Câu 6: Một khối khí lý tưởng ở nhiệt độ ban đầu V1= 2 lit thực hiện 1 chu trình biến đổi trạng thái theo đồ thị sau:

a)      Kể tên các quá trình biến đổi và xác định các thông số

của trạng thái (2) và trạng thái (3).

b)      Vẽ lại đồ thị biểu diễn của chu trình trên trong hệ (p,V).

Câu 7: Dành cho ban cơ bản

Từ mặt đất, một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu là vo=10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g=10m/s2. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, tính:

a)      Độ cao cực đại tại A là vị trí cao nhất mà hòn đá lên tới.

b)      Độ cao tại B là vị trí mà động năng của hòn đá bằng 2/3 cơ năng của nó.

Câu 8: Dành cho ban nâng cao

Con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng 1kg được treo ở đầu một sợi dây, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố định. Sợi dây có khối lượng gần bằng không, không dãn và dài 1 mét. Kéo con lắc đơn đến vị trí A lệch 1 góc 600 so với phương thẳng đứng rồi thả. Bỏ qua ma sát, lấy g=10m/s2.

a)      Tính cơ năng của con lắc.

b)      Tính vận tốc của con lắc ở vị trí cân bằng (vị trí mà dây treo trùng với phương thẳng đứng).

Cùng tham gia trao đổi với bạn bè!

Lớp 10