Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Các loại hợp chất vô cơ

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 61:

Chia 800ml dung dịch hỗn hợp A gồm FeCl3 0,1M và HCl 0,075M thành hai phần (A1 và A2) bằng nhau.

- Cho từ từ dung dịch NaOH 0,75M vào A1 cho đến khi vừa kết tủa hết lượng sắt (III) có trong A1 thì thấy dùng hết V (ml) và thu được dung dịch B.

- Cho m gam kim loại Mg vào A2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,344 gam chất rắn D và 336 ml khí H2 (ở đktc). 

Câu hỏi số 1:

Tính V (ml) 

Câu hỏi: 40529

Câu hỏi số 2:

Tính nồng độ mol của dung dịch B.

Câu hỏi: 40530

Câu hỏi số 3:

Tính m gam.

Câu hỏi: 40531

Bài 62:

Cho x gam một muối halogen của một kim loại kiềm tác dụng với 250 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối). Cho khí B tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại, làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 139,2 gam muối M duy nhất.

Câu hỏi số 1:

Tính CM của dung dịch H2SO4 ban đầu?

Câu hỏi: 40514

Câu hỏi số 2:

Xác định công thức phân tử của muối halogen?

Câu hỏi: 40515

Câu hỏi số 3:

Tính x?

Câu hỏi: 40516

Bài 63:

Cho 37,95 gam hỗn hợp X ( gồm MgCO3 và RCO3) vào cốc chưa 125 gam dung dịch H2SO4 a% (loãng). Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y; chất rắn Z và 2,8 lít (ở đktc) khí CO2.

Cô cạn dung dịch Y được 6 gam muối khan, còn nung chất rắn Z tới khối lượng không đổi chỉ thu được 30,95 gam chất rắn T và V lít ( ở 5460C; 2,0 atm) khí CO2

Câu hỏi số 1:

Tính a %

Câu hỏi: 40508

Câu hỏi số 2:

Tính khối lượng (gam) chất rắn Z 

Câu hỏi: 40509

Câu hỏi số 3:

Tính V( lít)?

Câu hỏi: 40510

Câu hỏi số 4:

Xác định kim loại R, biết trong X số mol của RCO3 gấp 1,5 lần số mol MgCO3.

Câu hỏi: 40511

Câu hỏi số 64:

Nhỏ từ từ dung dịch chứa chất tan KOH cho đến dư vào lần lượt từng ống nghiệm có chứa các dung dịch riêng biệt sau: HCl (có hòa tan một giọt phenolphtaletin); MgSO4; Al(NO3)3; FeCl3; Ca(HCO3)2. Giải thích hiện tượng thu được, viết phương trình phản ứng hóa học minh họa. Khẳng định nào sai?

Câu hỏi: 40506

Bài 65:

Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau. Số phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm là?

Câu hỏi số 1:

Cho Na vào dung dịch CuSO4

Câu hỏi: 40496

Câu hỏi số 2:

Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3

Câu hỏi: 40497

Câu hỏi số 3:

Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3

Câu hỏi: 40498

Câu hỏi số 4:

Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và khuấy đều.

Câu hỏi: 40500

Bài 66:

Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H2O dư thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3  bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch E được dung dịch G và kết tủa H.

Câu hỏi số 1:

Xác định thành phần của hỗn hợp chất rắn X ?

Câu hỏi: 40484

Câu hỏi số 2:

Xác định thành phần và số mol của E?

Câu hỏi: 40485

Câu hỏi số 3:

Phần không tan Q gồm?

Câu hỏi: 40486

Câu hỏi số 4:

Xác định số mol của chất rắn F?

Câu hỏi: 40487

Câu hỏi số 5:

Xác định thành phần và số mol của dung dịch T?

Câu hỏi: 40488

Câu hỏi số 6:

Xác định thành phần và số mol của dung dịch G?

Câu hỏi: 40489

Câu hỏi số 7:

Kết tủa H có số mol là?

Câu hỏi: 40490

Câu hỏi số 67:

Viết PT phản ứng hóa học (nếu có) khi tiến hành nhiệt phân lần lượt các chất rắn sau: KNO3; NaHCO3; Al(OH)3; (NH4)2HPO4. Có bao nhiêu phản ứng tạo muối:

Câu hỏi: 40480

Câu hỏi số 68:

Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3 M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4 M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1? V2?. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A hòa tan vừa đủ 0,54 gam Al và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu hỏi: 40457

Bài 69:

Cho hỗn hợp A gồm các chất (K2O, Ca(NO3)2, NH4NO3, KHCO3) có số mol bằng nhau vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đun nóng đến khi không còn khí thoát ra, thu được dung dịch B.

Câu hỏi số 1:

Số phản ứng đã xảy ra là?

Câu hỏi: 40451

Câu hỏi số 2:

Xác định môi trường của dung dịch B?

Câu hỏi: 40452

Câu hỏi số 70:

Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, không có không khí, thu đươc dung dịch A. Cho Cu dư vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Thêm dung dịch  NaOH loãng dư, không có không khí vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí tới khối lượng không đổi. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. BIết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số phản ưng xảy ra là?

Câu hỏi: 40445

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com