Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cacbohidrat

Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 1:

Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (f) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β). Số phát biểu đúng là

Câu hỏi số 2:

Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân. (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

Câu hỏi số 3:

Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit; số phát biểu đúng là :

Câu hỏi số 4:

Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2O2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là

Câu hỏi số 5:

Dữ kiện nào sau đây không đúng ?

Câu hỏi số 6:

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(b) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ.

(c) Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β-glucozơ và α-fructozơ.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

Câu hỏi số 7:

Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n

Câu hỏi số 8:

Thực hiện phản ứng thủy phân a mol saccarozơ trong môi trường axit ( hiệu suất thủy phân là h) sau đó trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa hiệu suất h với a và b là:

Câu hỏi số 9:

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

Câu hỏi số 10:

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucôzơ có cấu tạo dạng mạch hở

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com