Cơ học
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 61:
Hai vật chuyển động thằng đều trên một đường thẳng. Nếu đi ngược chiều để gặp nhau, thì sau 10 giây, khoảng cách giữa 2 vật giảm 20m. Nếu đi cùng chiều thì sau 10 giây khoảng cách giữa chúng chỉ giảm 8m.Hãy tìm vận tốc của mỗi vật.
Bài 62:
Trên đoạn đường thẳng AB có một ô tô chuyển động từ A đến B. Trong nửa đoạn đường đầu ô tô chuyển động với vận tốc v1=80km/h. Trên nửa đoạn đường còn lại, trong nửa thời gian đầu ô tô chuyển động với vân tốc v2=60km/h, trong nửa thời gian còn lại chuyển động với vận tốc v3=40km/h.
Câu hỏi số 1:
Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường AB
Câu hỏi số 2:
Đồng thời xuất phát từ A với ô tô có một xe mô tô chuyển động với vận tốc không đổi v=75km/h đi về B. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. Biết đoạn đường AB dài 160km và hai xe xuất phát lúc 7h.
Câu hỏi số 63:
Một thanh sắt dài trọng lượng P, tiết diện đều, chiều dài AB = l, được treo vào sợi dây buộc vào D, thanh cân bằng. Sau đó người ta bẻ gập thanh tại C rồi treo vào điểm E (EC = ED) một quả cân trọng lượng P1 thì hệ thống cân bằng (xem hình 3). Tính P1.
Câu hỏi số 64:
Minh và Nam đứng ở hai điểm M, N cách nhau 750m trên một bãi sông. Khoảng cách từ M đến sông là 150m, từ N đến sông là 600m. Tính thời gian ngắn nhất để Minh chạy ra sông múc một thùng nước mang đến chỗ Nam. Cho biết đoạn sông thẳng, vận tốc chạy của Minh không đổi v = 2 m/s; bỏ qua thời gian múc nước.
Bài 65:
Hai người ban đầu ở các vị trí A và B trên hai eon đường thẳng song song nhau và cách nhau đoạn l = 540m, AB vuông góc với hai con đường. Giữa hai con đường là một cánh đồng. Người I chuyển động trên đường từ A với vận tốc v1 = 14m/s. Người II khởi hành từ B cùng lúc với người I và muốn chuyển động đền gặp ngựời này. Vận tốc chuyển động của người II khi đi trên cánh đồng là V2 = 5m/s và khi đi trên đường là V2’= -13m/s.
Câu hỏi số 1:
Người II đi trên cánh đồng từ B đến c và gặp người I tại c như hình 2.Tìm thời gian chuyển động của hai người khi đến c và khoảng cách AC
Câu hỏi số 2:
Người II đi trên đường từ B đến M rồi đi trên cánh đồng từ M đến D và gặp người I tại D như hình 3, sao cho thòi gian chuyển động của hai người đến ỉúc gặp nhau là ngắn nhất. Tìm thòi gian chuyển động này và các khoảng cách BM, AD
Bài 66:
Một tấm bảng gỗ (đặt song song với tường) chuyển động hướng vào tường với vận tốc không đổi v0. Giữa bảng và tường có một quả bóng (xem như rất nhỏ) chuyển động qua lại và cho dù bóng bị va chạm trên tường hay trên bảng gỗ thì vận tốc của bóng vẫn luôn không đổi và bằng v1 (v1 > v0). Lúc bảng gỗ vừa đến vị trí cách tường một khoảng l1 thì bóng cũng vừa đập vào bảng gỗ. Ta đánh dấu và chạm lần thứ nhất.
Câu hỏi số 1:
Hỏi sau bao lâu kể từ khi va chạm lần thứ nhất, bóng sẽ chạm vào bảng gỗ lần thứ hai? Khi đó bảng gỗ cách tường một khoảng l2 bằng bao nhiêu?
Câu hỏi số 2:
Tính khoảng cách từ bảng gỗ đến bức tường lúc bảng chạm bóng lần thứ n. Khi đó bóng đã đi thêm được một quãng đường bao nhiêu kể từ va chạm lần thứ nhất? Chứng minh rằng khi chạm bảng gỗ chạm vào tường (bỏ qua kích thước rất nhỏ của bóng) thì số lần bóng đã đập lên bảng gỗ không phụ thuộc vào các đại lượng v0; v1; l1.(HS tự giải).
Bài 67:
Lúc 6 giờ một người đi xe đạp xuất phát từ A đi về B với vận tốc không đổi v1=12km/h, cùng lúc đó một người đi bộ từ B về A với vận tốc không đổi v2 = 4km/h, biết quãng đường AB dài 48km
Câu hỏi số 1:
Hai người gặp nhau lúc mấy giờ?
Câu hỏi số 2:
Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Bài 68:
Hai con tàu chuyển động trên cùng một đường thắng với cùng vận tốc không đổi v, hướng tới gặp nhau. Kích thước các con tàu rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Khi hai tàu cách nhau một khoảng L thì một con Hài Âu từ tàu A bay với vận tốc u (với u > v) đến gặp tàu B (lần gặp 1), khi tới tàu B nó bay ngay lại tàu A (lần gặp 2), khi tới tàu A nó bay ngay lại tàu B (lần gặp 3).
Câu hỏi số 1:
Tính tổng quãng đường con Hải Âu bay được khi hai tàu còn cách nhau một khoảng l< L?
Câu hỏi số 2:
Hãy lập biểu thức tính tổng quãng đường con Hải Âu bay được khi gặp tàu lần thứ n.
Bài 69:
Trong một buổi tập thể lực hai vận động viên A và B chạy vòng quanh trên một con đường MNPQ có hình chữ nhật. Họ đồng thời xuất phát tại hai vị trí A0 và B0 cách nhau một đoạn L nằm trên cạnh MN ( Hình vẽ). Hai người chay đuổi nhau theo cùng chiều và có cùng một cách chạy. Khi chạy trên MN hoặc PQ thì chạy vói vận tốc có độ lớn là v1 khi chạy trên NP hoặc QM thì chạy vớỉ vận tốc có độ lớn là v2. Thời gian chạy trên MN, trên NP, trên PQ và trên QM lằ như nhau.Cho MQ = 2MN
Câu hỏi số 1:
Tính tỉ số V2/V1 và khoảng cách giữa hai vận động viên A và B khi hai người cùng chạy trên cạnh NP.
Câu hỏi số 2:
Tính khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất gỉữa haỉ vận động viên A và B trong quá trinh chạy trên.
Câu hỏi số 70:
Vận tốc của một vật chuyển động thẳng bằng v0 trong khoảng thời gian từ O đến t0 và bằng v0 + a(t – t0) ở các thời điểm t lớn hơn t0 với a là một số dương không đổi cho trước. Hãy tìm quãng đường vật đi được sau thời gian t > t0 theo v0, t0, t và a.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com