Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đại cương về kim loại

- Vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn\n- Tính chất và ứng dụng của hợp kim\n- Một số khái niệm trong chương: cặp oxi hóa – khử, pin

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 71:

Hòa tan 4,41 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước thu được dung dịch X. Điên phân dung dịch X với điện cực trơ I = 1,93ANếu thời gian điện phânlà t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,007 mol khí tại anot.Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,024 mol khí. Kim loại M và thời gian t là :

Câu hỏi số 72:

Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:

Câu hỏi số 73:

Cho các ion kim loại sau: Fe3+; Fe2+; Zn2+; Ni2+; H+; Ag+. Chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion là:

Câu hỏi số 74:

Cho các kim loại: Cu, Al, Fe, Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo  chiều tăng dần tính dẫn điện (từ trái sang phải ) là

Câu hỏi số 75:

Cho ba kim loại: M, R, X . Biết E0 của 2 cặp oxi hoá - khử M2+/M = -0,76V và R2+/R = +0,34V; khi cho X vào dung dịch muối của R thì có phản ứng xảy ra còn khi cho X vào dung dịch muối của M thì không xảy ra phản ứng; E0 của pin M-X = +0,63V thì E0 của pin X-R bằng

Câu hỏi số 76:

 Đem nung hỗn hợp A gồm: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch HNO3 đậm đặc, thì thu được 0,6 mol NO2. Trị số của x là:

Câu hỏi số 77:

Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ FeSO4. Mặt khác khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng Cu bám lên kẽm và bám lên sắt lần lượt là:

Câu hỏi số 78:

Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 (lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và 2,688 lít hỗn hợp 4 khí  N2, NO, NO2, N2O trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8g muối khan. Tính số mol HNO3 ban đầu đã dùng

Câu hỏi số 79:

Có các quá trình sau:

a. Điện phân NaOH nóng chảy

b. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn

c. Điện phân NaCl nóng chảy

d. Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl

Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là:

Câu hỏi số 80:

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3.. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni.Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com