Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dao động cơ học

Dao động cơ là một chuyên đề hay và không thể thiếu trong các đề thi tốt nghiệp, đại học chuyên đề này giúp các em xác định các đại lượng cơ bản

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 11:

Một quả cầu có khối lượng M = 0,2kg gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng 20N/m, đầu dưới của lò xo gắn với đế có khối lượng Mđ. Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,1 kg rơi từ độ cao h = 0,45m xuống va chạm đàn hồi với M. Lấy gia tốc trọng trường g = 10m/s. Sau va chạm vật M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Muốn để không bị nhấc lên thì Mđ không nhỏ hơn

Câu hỏi số 12:

Một con lắc lò xo tham gia đồng thời 2 dao động cùng phương, cùng tần số ω= 5 √2(rad/s), có độl ệch pha bằng 2π/3. Biên độ của hai dao động thành phần là A1= 4cm và A2. Biết độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm động năng bằng thế năng là 20cm/s. Biên độ thành phần A2 bằng:

Câu hỏi số 13:

Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình x1= acos(πt − π/3) và x2= 8cos(πt) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình x = Acos(πt + φ). Thay đổi a cho đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì

Câu hỏi số 14:

Một thang máy bắt đầu đi xuống, trong 4s đầu vận tốc tăng đều đến 4m/s, trong 8s tiếp theo thang máy chuyển động đều, rồi chuyển động chậm dần đều đến khi dừng lại cũng sau 8s. Trong thang máy có treo đồng hồ quả lắc mà dao động của thanh treo quả lắc xem như dao động điều hòa. Biết đồng hồ chạy đúng giờ khi nó đứng yên hay chuyển động thẳng đều. Lấy g=9,8m/s2. Thời gian chỉ sai của đồng hồ kể từ khi thang máy bắt đầu chuyển động đến khi dừng lại là:

Câu hỏi số 15:

Một tấm ván nằm ngang trên đó có đặt một vật tiếp xúc phẳng thực hiện dao động điều hòa với biên độ A=10cm. Biết khi chu kỳ dao động của hệ T < 1s thì vật trượt trên tấm ván. Lấy g=10m/s2, hệ số ma sát trượt giữa vật với tấm ván là

Câu hỏi số 16:

Một con lắc đơn có khối lượng m=3kg dao động với biên độ T=2s và biên độ góc lúc bắt đầu dao động là 4o. Do chịu tác dụng của lực cản nên con lắc dao động tắt dần và chỉ sau 16 phút 50 giây thì ngừng dao động. Xem dao động tắt dần này có cùng chu kỳ như chu kỳ của con lắc khi không có lực cản. Lấy g=10m/s2, độ lớn của lực cản tác dụng lên con lắc (xem như không đổi) là 

Câu hỏi số 17:

Do ma sát, một đồng hồ quả lắc thực hiện dao động tắt dần với chu kỳ T=2s. Biết rằng chỉ sau 5 chu kỳ dao động biên độ của nó giảm từ 50 xuống chỉ còn 40. Dao động của con lắc được duy trì nhờ bộ máy của đồng hồ. Lấy g=10m/s2, công suất của máy đó là:

Câu hỏi số 18:

Con lắc đơn có khối lượng m=100g, dài ℓ=1m. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng góc α0 rồi thả không vận tốc ban đầu để khi dao động thì lực căng dây Tmax=3Tmin. Lấy g=10m/s2, vận tốc của vật khi T=2Tmin

Câu hỏi số 19:

Hai con lắc lò xo đặt cạnh nhau, song song với nhau trên mặt phẳng nằm ngang có chu kỳ dao động lần lượt là 1,4s và 1,8s. Kéo các quả cầu con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này sau thời gian ngắn nhất bằng :

Câu hỏi số 20:

Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m=100g treo vào đầu một lò xo, đầu kia treo vào một điểm cố định. Trong quá trình dao động điều hòa khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai vị trí thế năng gấp 3 lần động năng là 1/12 (s). Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Quãng đường vật đi được trong 1,75s kể từ lúc t=0 là 56cm. Phương trình dao động của vật là:                       

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com