Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dao động cơ học

Dao động cơ là một chuyên đề hay và không thể thiếu trong các đề thi tốt nghiệp, đại học chuyên đề này giúp các em xác định các đại lượng cơ bản

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 31:

Một vật nặng có khối lượng m1, điện tích q = + 5.10-5 C được gắn vào lò xo có độ cứng k = 10 N/m tạo thành con lắc lò xo nằm ngang. Điện tích trên vật không thay đổi khi con lắc dao động và bỏ qua ma sát. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Tại thời điểm vật nặng đi qua vị trí cân bằng và có vận tốc hướng ra xa điểm treo lò xo, người ta bật một điện trường đều có cường độ E = 104 V/m, cùng hướng với vận tốc của vật. Khi đó biên độ dao động mới của con lắc lò xo là

Câu hỏi số 32:

Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t1 = π/48 s, động năng của một vật dao động điều hòa tăng từ 0,096 J đến giá trị cực đại rồi sau đó giảm về 0,064 J. Biết rằng, ở thời điểm t1 thế năng dao động của vật cũng bằng 0,064 J. Cho khối lượng của vật là 100 g. Biên độ dao động của vật bằng

Câu hỏi số 33:

Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt + π/3) cm và x2 = 5cos(ωt + φ) cm. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động này có dạng x = Acos(ωt + π/6) cm. Thay đổi A1 để biên độ A có giá trị lớn nhất Amax. Giá trị đó

Câu hỏi số 34:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 200g, lò xo có khối lượng không đáng kế, độ cứng  k = 80N/m ; đặt trên mặt sàn nằm ngang. Người ta kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đoạn 3cm và truyền cho nó vận tốc 80cm/s. Cho g = 10m/s2. Do có lực ma sát nên vật dao động tắt dần, sau khi thực hiện được 10 dao động thì vật dừng lại. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là

Câu hỏi số 35:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là

Câu hỏi số 36:

Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật mtại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m(có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật mvà m2  

Câu hỏi số 37:

Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động của các vật lần lượt là x1 = A1 cos ωt (cm) và x2 = A2 sin ωt (cm). Biết 64 x12 + 36 x22 = 482 (cm2). Tại thời điểm  t, vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ x1 = 3 cm với  vận tốc v1 = -18 cm/s. Khi đó vật thứ hai có tốc độ bằng

Câu hỏi số 38:

Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độOx. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 6 cm, của N là 8 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10 cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có động năng bằng thế năng, tỉ số động năng của M và động năng của N là

Câu hỏi số 39:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng dao động là 1 J và lực đàn hồi cực đại là 10 N. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn 5 √3 N là 0,1 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ của con lắc đi được trong 0,4 s là

Câu hỏi số 40:

Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình x1 = A1 cos( πt + \frac{\pi }{6} ) (cm) và x2 =  6 cos(πt -  \frac{\pi }{2} ) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao  động này có phương trình x = a cos(πt +  φ ) (cm). Thay đổi A1 cho đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì 

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com