Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dao động cơ học

Dao động cơ là một chuyên đề hay và không thể thiếu trong các đề thi tốt nghiệp, đại học chuyên đề này giúp các em xác định các đại lượng cơ bản

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 61:

Nếu gọi v, a và ω lần lượt là vận tốc, gia tốc và tần số góc của con lắc lò xo. Biểu thức liên hệ nào dưới đây giữa biên độ A với các đại lượng trên là đúng:

Câu hỏi số 62:

Một đồng hồ chuyển động với tốc độ v = 0,6c so với một quan sát viên. Hỏi sau 30 phút (theo đồng hồ đó) thì đồng hồ này chạy chậm hơn đồng hồ gắn với quan sát viên đứng yên bao nhiêu?

Câu hỏi số 63:

Một xe máy chuyển động thẳng đều trên một con đường, còi xe phát âm có tần số không đổi. Một máy thu được đặt bên đường để đo tần số còi xe. Khi xe lại gần máy thu thì tần số thu được là f1 , sau khi xe đi qua máy thu thì máy lại thu được âm có tần số f2 . Cho tốc độ truyền âm là 330m/s, tốc độ của xe là 15m/s. Tỷ số   f1/f2 bằng 

Câu hỏi số 64:

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng m = 250g và lò xo có độ cứng k= 100N/m. Vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Khi vật đang ở vị trí lò xo không biến dạng người ta bắt đầu tác dụng lực \vec{F} theo hướng ra xa lò xo và không đổi vào vật. Sau khoảng thời gian ∆t = π/40s thì ngừng tác dụng lực \vec{F}. Biết sau đó vật dao động với biên độ bằng 10 cm. Độ lớn của lực \vec{F} là:

Câu hỏi số 65:

Vật nặng khối lượng m= 200g được đặt trên vật m2 = 600g trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn. Gắn vật m2 vào đầu một lò xo có độ cứng k = 50N/m, đầu còn lại của lò xo được gắn cố định. Hệ số ma sát giữa hai vật bằng 0,2. Lấy g = 10m/s2 . Để vật m1 không trượt trên m2 thì biên độ dao động của của hệ phải thỏa mãn điều kiện

Câu hỏi số 66:

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào không phải là dao động tuần hoàn?

Câu hỏi số 67:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(2πt/3-π/3) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tính từ thời điểm t = 0, khoảng thời gian để chất điểm đi qua vị trí động năng bằng thế năng lần thứ 2013 là

Câu hỏi số 68:

Một con lắc đơn dao động điều hòa với động năng cực đại là W. Gọi m, s, ω, v lần lượt là khối lượng, tần số góc, li độ cong, vận tốc của vật. Ta có công thức liên hệ

Câu hỏi số 69:

Hai lò xo khối lượng không đáng kể, ghép nối tiếp có độ cứng tương ứng k1 = k2 đầu còn lại của lò xo 1 nối với điểm cố định, đầu còn lại lò xo 2 nối với vật m và hệ đặt trên mặt bàn nằm ngang. Bỏ qua mọi lực cản. Kéo vật để hệ lò xo giãn tổng cộng 12cm rồi thả để vật dao động điều hòa dọc theo trục các lò xo. Ngay khi động năng bằng thế năng lần đầu, người ta giữ chặt điểm nối giữa hai lò xo. Biên độ dao động của vật sau đó bằng

Câu hỏi số 70:

Một chất điểm chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng, có bán kính quỹ đạo là 8cm, bắt đầu từ vị trí thấp nhất của đường tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ không đổi là 16π cm/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm ngang, đi qua tâm O của đường tròn, nằm trong mặt phẳng quỹ đạo, có chiều từ trái qua phải là

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com