Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố các nội dung cơ bản xung quanh đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. - Những khám phá mới mẻ về Đất

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 11:

Trong đoạn thơ Đất Nước - trích Trường ca Mặt đường khát vọng Nguyễn Khoa Điềm đã quan niệm về đất nước như thế nào? So với những nhà thơ khác, quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm có điểm gì mới về tư tưởng và hình thức biểu hiện?

Câu hỏi số 12:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi…Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ- trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Anh (chị) cảm nhận điều đó như thế nào?

Câu hỏi số 13:

Về đoạn thơ Đất Nước -trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.

Câu hỏi số 14:

Cảm nhận về đất nước và nghệ thuật thể hiện của tác giả trong trích  đoạn thơ Đất Nước(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).

Câu hỏi số 15:

Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân đã được thể hiện trong đoạn thơ Đất Nước  (Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Câu hỏi số 16:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Em ơi em....  Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

Câu hỏi số 17:

“Tư tưởng Đất Nước của nhân dân là tư tưởng không mới nhưng trong cảm nhận và biểu đạt của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng ấy có nhiều nét mới”.

Phân tích đoạn thơ sau đây để làm sáng tỏ nhận định trên:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người  dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ước ao, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…

Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm

Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Những em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

     (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12) 

Câu hỏi số 18:

      Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết:  

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 118 - 119)

       Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước. 

Câu hỏi số 19:

Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta ḥ hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về ḥn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân ḿnh đoàn tụ Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012, tr. 115 - 116 - 117) 

Câu hỏi số 20:

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 121)

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com