Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Điện - Điện từ học

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 61:

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB = 6V không đổi; R1 = 8 Ω; R2 = R3 = 4 Ω, R4 = 6 Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế, của khóa K và của dây dẫn

Câu hỏi số 1:

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và tính số chỉ của ampe kế trong cả hai trường hợp K đóng và K  mở

Câu hỏi: 38219

Câu hỏi số 2:

Thay khóa K bởi điện trở R5. Tính giá trị của R5 để cường độ dòng điện qua điện trở R2 bằng không

Câu hỏi: 38220

Bài 62:

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UMN không đổi, r = 1 Ω, đèn Đ1 loại 6V – 3W, đèn Đ2 loại 12V – 16W. Biến trở được làm từ một vòng dây đồng chất, tiết diện đều và uốn thành một vòng tròn tâm O, tiếp điểm A cố định, thanh kim loại CD ( có điện trở không đáng kể ) tiếp giáp với vòng dây tại hai điểm C, D và có thể quay xung quanh tâm O. Quay thanh CD đến vị trí sao cho góc \widehat{AOD}= \varphi = 90o thì đèn Đ1 sáng bình thường và công suất tiêu thụ trên toàn biến trở đạt giá trị cực đại.

Câu hỏi số 1:

Tính điện trở của dây làm biến trở và hiệu điện thế UMN. Đèn Đ2 sáng như thế nào?

Câu hỏi: 38212

Câu hỏi số 2:

Khảo sát độ sáng của các đèn khi quay thanh CD. ( Điện trở của các bóng đèn không thay đổi )

Câu hỏi: 38213

Bài 63:

Cho mạch điện như hình vẽ.Hiệu điện thế UMN = 22V, R1 = 40 Ω, R2 = 70 Ω, R3 = 60 Ω , R4 là dây hợp kim dài 10m, tiết diện tròn đường kính 0,2mm. Ampe kế A1 có điện trở nhỏ không đáng kể chỉ 0,3A. Cho π = 3,14.

Câu hỏi số 1:

Tính điện trở suất của dây hợp kim làm điện trở R4.

Câu hỏi: 38200

Câu hỏi số 2:

Mắc ampe kế A2 ( có điện trở nhỏ không đáng kể ) vào hai điểm B và C. Xác định độ lớn và chiều của dòng điện qua ampe kế A2.

Câu hỏi: 38201

Bài 64:

Một điện trở r = 6 Ω và một biến trở R mắc nối tiếp nhau vào một nguồn hiệu điện thế U không đổi. Thay đổi R sao cho:

Câu hỏi số 1:

Công suất tiêu thụ của R có giá trị cực đại Pm. Tìm giá trị của R lức đó

Câu hỏi: 38177

Câu hỏi số 2:

Công suất tiêu thụ của R có giá trị bằng nửa giá trị cực đại của Pm. Tìm giá trị R lúc đó

Câu hỏi: 38178

Bài 65:

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết r = 3 Ω, R2 là một biến trở.

Câu hỏi số 1:

Điều chỉnh biến trở R2 để cho công suất trên nó là lớn nhất, khi đó công suất trên R2 bằng 3 lần công suất trên R1. Tìm R1?

Câu hỏi: 38030

Câu hỏi số 2:

Thay R2 bằng một bóng đèn thì đèn sáng bình thường, khi đó công suất trên đoạn mạch AB là lớn nhất. Tính công suất và hiệu điện thế định mức của đèn? Biết U = 12V

Câu hỏi: 38031

Bài 66:

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết U = 60V, R1 = 10 Ω, R2 = R5 = 20 Ω, R3 = R4 = 40 Ω, vôn kế lý tưởng, điện trở các dây nối không đáng kể.

Câu hỏi số 1:

Hãy tính số chỉ vôn kế.

Câu hỏi: 38005

Câu hỏi số 2:

Nếu thay vôn kế bằng một bóng đèn có dòng điện định mức là Id = 0,4A thì đèn sáng bình thường. Tính điện trở của đèn.

Câu hỏi: 38006

Bài 67:

Hai điện trở R1 = 300Ω và R2 = 225Ω được mắc nối tiếp vào hai điểm A và B có hiệu điện thế UAB không đổi.

Câu hỏi số 1:

Mắc một vôn kế vào hai đầu của R1, thì vôn kế chỉ U1 = 9,5V. Nếu mắc vôn kế đó vào hai đầu R2 thì vôn kế chỉ bao nhiêu?

Câu hỏi: 37939

Câu hỏi số 2:

Mắc vôn kế trên nối tiếp với cả hai điện trở, rồi mắc vào A, B thì số chỉ của vôn kế là 12V. Tính điện trở của vôn kế và hiệu điện thế UAB.

Câu hỏi: 37940

Bài 68:

Cho mạch điện như hình 1, trong đó R1 = 18Ω và R2 = 15Ω, hai vôn kế V1, V2 có điện trở rất lớn, khóa K có điện trở không đáng kể, hiệu điện thế U không đổi. AB là dây dẫn đồng chất dài l = 75cm, tiết diện đều S = 0,2 mm2, điện trở suất ρ = 2.10-5 Ωm. Con chạy C có thể dịch chuyển và tiếp xúc tốt trên dây dẫn AB.

Câu hỏi số 1:

Khóa K đóng, tìm vị trí C trên AB để chỉ số của hai vôn kế bằng nhau.

Câu hỏi: 37918

Câu hỏi số 2:

Tìm vị trí của C để số chỉ của vôn kế V1, V2 không thay đổi, khi K đóng cũng như K ngắt.  

Câu hỏi: 37919

Câu hỏi số 3:

Cho U = 33V. Đóng K, cho con chạy C dịch chuyển từ A đến B cường độ dòng điện chạy qua khóa K thay đổi như thế nào?

Câu hỏi: 37920

Bài 69:

Cho mạch điện như hình vẽ, biết U = 15V, R1 = R, R2 = R3 = R4 = R, các vôn kế giống nhau và điện trở của các dây nối không đáng kể, vôn kế V1 chỉ 14V

Câu hỏi số 1:

Vôn kế có lí tưởng không? Vì sao?

Câu hỏi: 37913

Câu hỏi số 2:

Tính số chỉ của vôn kế V2

Câu hỏi: 37914

Câu hỏi số 70:

Một máy sấy bát đĩa có điện trở R = 20Ω mắc nối tiếp với điện trở R0 = 10Ω rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Sau một thời gian, nhiệt độ của máy sấy giữ nguyên ở 520C. Nếu mắc thêm một máy sấy giống như trước song song với máy đó thì nhiệt độ lớn nhất của máy sấy là bao nhiêu? Nhiệt độ phòng luôn là 200C, coi công suất tỏa nhiệt ra môi trường tỉ lệ với độ chênh lệch nhiệt độ giữa máy sấy và môi trường.

Câu hỏi: 37911

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com