Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dòng điện xoay chiều

Đây là loại bài tập cơ bản về dòng điện xoay chiều và sẽ có trong các đề đại học và cao đẳng.

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 31:

Cho mạch RLC mắc nối tiếp, biết R = 200Ω, L=\frac{1}{\pi}H,C=\frac{100}{\pi}\mu F.  Đặt vào hai đầu đoạng mạch điện áp xoay chiều có biểu thức u = 100√2cosωt, với ω thay đổi được. Khi ω có giá trị 200π rad/s thì công suất của mạch là 32W. Để công suất của mạch vẫn là 32W thì giá trị của ω là

Câu hỏi số 32:

Xét mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Lần lượt gọi U0R, U0L và U0C là điện áp cực đại giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn cảm thuần và hai đầu tụ điện. Biết 2U0R = U0L = 2U0C. Độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp là:

Câu hỏi số 33:

Thay đổi tần số f (giữ nguyên giá trị hiệu dụng) của điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch R,L,C nối tiếp thì thấy: khi f = 30Hz, f = 120Hz , điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở như nhau. Để xảy ra cộng hưởng trong mạch thì tần số phải bằng

Câu hỏi số 34:

 Đặt  điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt + 7π/12) (V) vào hai đoạn mạch AMB thì điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB lần lượt có biểu thức uAM= 100cos(100πt + π/4) (V) và uMB= U0’cos(100πt + 3π/4)(V). Giá trị lần lượt của U0  và U0’ là:

Câu hỏi số 35:

Giá trị trung bình của đại lượng nào dưới đây có ý nghĩa vật lý như nhau trong điện xoay chiều và điện một chiều ?

Câu hỏi số 36:

Cho dòng  điện xoay chiều có biểu thức i = 2,0sin100πt (A) chạy qua một dây dẫn. Trong 5,0 ms kể từ thời điểm t = 0 , số êlectron chuyển qua một tiết điện thẳng của dây dẫn là

Câu hỏi số 37:

Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu đi ện trở thuần R; cuộn cảm thuần L thì dòng điện qua nó có cường độ hiệu dụng lần lượt là IR = 4,0A, IL= 3,0A Mắc đoạn mạch RL nối tiếp vào điện áp trên thì dòng điện qua nó có cường độ hiệu dụng I và lệch pha ϕ so với u là

Câu hỏi số 38:

  Đặt  điện áp u = 220√2cos(100πt + π/3) Vvào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự đó. Độ tự cảm của cuộn cảm thuần là L=\frac{2}{3\pi }H. Biết rằng, khi thay đổi giá trị của biến trở R, điện áp hai đầu đoạn mạch RL không đổi. Điện dung của tụ là:

Câu hỏi số 39:

Mắc một tải thuần trở ba pha, đối xứng tam giác vào ba dây pha của mạng điện xoay chiều ba pha, toàn tải tiêu thụ công suất 600W. Nếu đứt một dây pha, toàn tải tiêu thụ công suất

Câu hỏi số 40:

Mạch điện R, L, C mắc nối tiếp trong đó cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm thay đổi được. Đặt điện áp xoay chiều u = U √2 cos100 πt(v) vào  hai  đầu  đoạn  mạch  và thay  đổi  độ tự cảm  của  cuộn  dây.  Khi L = L1 = 1/π H thì u sớm pha π/4 so với i. L = L2 = 1/2π H thì UL đạt cực đại và bằng 200V. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là:

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com