Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đường tròn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 81:

Đường thẳng đi qua điểm H và vuông góc với AO cắt nửa đường tròn (O) tại C. Trên cung BC lấy điểm D bất kỳ (D khác B và C). Tiếp tuyến của nửa đường tròn (O) tại D cắt đường thẳng HC tại E. Gọi I là giao điểm của AD và HC

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác BHID nội tiếp đường tròn

Câu hỏi: 53612

Câu hỏi số 2:

Chứng minh tam giác IED là tam giác cân

Câu hỏi: 53613

Câu hỏi số 3:

Đường thẳng qua  và song song với AB cắt BC tại K. Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ICD là trung điểm của đoạn CK 

Câu hỏi: 53614

Câu hỏi số 82:

Cho tam giác ABC ,M là trung điểm của BC gọi r,r1,r2 thứ tự là bán kính đường tròn nội tiếp ∆ABC ,∆BM,∆  ACM và BC = a.Chứng minh \frac{1}{r_{1}} +\frac{1}{r_{2}} ≥ 2(\frac{1}{r}+\frac{2}{a})

Câu hỏi: 53428

Bài 83:

Cho nửa đường tròn tâm O bán kính AB, trên nửa đường tròn lấy điểm C (C khác A và B). Trên cung BC lấy điểm D (D khác B và C). Vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại B. Các đường thẳng AC và AD cắt d lần lượt tại E và F

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác CDFE nội tiếp đường tròn

Câu hỏi: 53093

Câu hỏi số 2:

Gọi I là trung điểm của BF. Chứng minh ID là tiếp tuyến của nửa đường tròn đã cho

Câu hỏi: 53094

Câu hỏi số 3:

Đường thẳng CD cắt d tại K, tia phân giác của \widehat{CKE} cắt AE và AF lần lượt tại M và N. Chứng minh tam giác AMN là tam giác cân

Câu hỏi: 53095

Bài 84:

Cho tam giác nhọn  nội tiếp đường tròn (O). AD,BE,CF là ba đường cao  (D∈BC,E∈CA,F∈AB). Đường thẳng EF cắt BC  tại G, đường thẳng AG cắt lại đường tròn  (O) tại điểm M.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng bốn điểm A,M,E,F cùng nằm trên một đường tròn.

Câu hỏi: 52859

Câu hỏi số 2:

Gọi N là trung điểm cạnh BC và H là trực tâm tam giác ABC. Chứng minh rằng  GH⊥AN

Câu hỏi: 52860

Bài 85:

Cho đường tròn tâm O đường kính A = 2R. Gọi M là một điểm nằm trên đường tròn (O) sao cho AM = R; C là một điểm tùy ý trên đoạn OB (C khác B). Đường thẳng qua C và vuông góc với AB lần lượt cắt đường thẳng MA, MB tại K và H

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác AMHC nội tiếp

Câu hỏi: 52699

Câu hỏi số 2:

Tính độ dài đoạn BM và diện tích tam giác MAB theo R

Câu hỏi: 52700

Câu hỏi số 3:

Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại M cắt CK tại I. Chứng minh tam giác MIH đều

Câu hỏi: 52701

Câu hỏi số 4:

Các đường thẳng KB và MC cắt đường tròn (O) lần lượt tại E và F. Chứng minh EF song song với KC

Câu hỏi: 52702

Bài 86:

Cho (O;R) đường kính EF. Bán kính OI vuông góc với EF, gọi J là điểm bất kỳ trên Cung nhỏ EI( J khác E và I), FJ cắt EI tại L; Kẻ LS vuông góc với EF (S thuộc EF)

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác IFSL nội tiếp

Câu hỏi: 52681

Câu hỏi số 2:

Trên đoạn thẳng FJ lấy điểm N sao cho FN = EJ. Chứng minh rằng tam giác IJN vuông cân

Câu hỏi: 52682

Câu hỏi số 3:

Gọi (d) à tiếp tuyến tại E, Lấy điểm D là điểm nằm trên (d) sao cho hai điểm D và I cùng nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng FE và ED.JF = JE.OF Chứng minh rằng đường thẳng FD đi qua trung điểm của đoạn LS.

Câu hỏi: 52683

Bài 87:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB. M là điểm chính giữa cùa cung AB. K là một điêm bất kỳ trên cung nhỏ BM. Gọi H là chân đường vuông góc của M xuống AK

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng AOHM là tứ giác nội tiếp

Câu hỏi: 52478

Câu hỏi số 2:

Tam giác MHK là tam giác gì? Vì sao?

Câu hỏi: 52479

Câu hỏi số 3:

Chứng minh OH là tia phân giác của góc MOK

Câu hỏi: 52480

Câu hỏi số 4:

Gọi p là hình chiếu vuông góc của K lên AB. Xác định vị trí cùa K để chu vi tam giác OPK lớn nhất

Câu hỏi: 52481

Bài 88:

Cho MN và PQ là hai đường kính vuông góc với nhau của đường tròn tâm O bán kính R. Trên đoạn OQ lấy điểm E (E khác O và Q). Kéo dài ME cắt đường tròn tại F

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác OEFN nội tiếp

Câu hỏi: 52194

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng MF.QE = MP.QF

Câu hỏi: 52195

Câu hỏi số 3:

Hai đường thẳng QP và NF cắt nhau tại G. Chứng minh rằng FP là đường phân giác của góc MFN và FQ là đường phân giác của góc GFM

Câu hỏi: 52196

Câu hỏi số 4:

Khi EO = EF. Chứng minh rằng tam giác FON là tam giác đều

Câu hỏi: 52197

Câu hỏi số 5:

Tính diện tích hình quạt tròn chắn cung nhỏ PF của đường tròn tâm O theo R

Câu hỏi: 52198

Bài 89:

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, trên nửa đường tròn lấy điểm C (C  khác A và B).Trên cung BC lấy điểm D (D khác B và C) .Vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại B.Các đường thẳng AC và AD  cắt d lần lượt tại E và F.

Câu hỏi số 1:

 Chứng minh tứ giác CDFE nội tiếp một đường tròn.

Câu hỏi: 52096

Câu hỏi số 2:

Gọi I là trung điểm của BF.CHứng minh ID là tiếp tuyến của nử­­a đường tròn đã cho.

Câu hỏi: 52097

Câu hỏi số 3:

Đường thẳng CD cắt d tại K, tia phân giác của  cắt AE và AF  lần lượt tại  M và N.Chứng minh tam giácAMNlà tam giác cân.

Câu hỏi: 52098

Bài 90:

Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên cạnh BC lấy điểm M (M khác B, C và H). Kẻ ME vuông góc với AB tại E; MF vuông góc với AC tại F.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh các điểm A, E, F, H cùng nằm trên một đường tròn.

Câu hỏi: 52028

Câu hỏi số 2:

Chứng minh BE.CF = ME.MF

Câu hỏi: 52029

Câu hỏi số 3:

Giả sử \widehat{MAC} = 45°. Chứng minh \frac{BE}{CF} = \frac{HB}{HC}

Câu hỏi: 52030

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com