Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Góc với đường tròn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 11:

Cho tam giác cân ABC, đáy BC = 6 cm, chiều cao AH = 4 cm, nội tiếp đường tròn (O).

Câu hỏi số 1:

Tính độ dài các cạnh AB, AC và đường kính AA' của đường tròn (O).

Câu hỏi: 54810

Câu hỏi số 2:

Gọi B' là điểm đối xứng của B qua O. Vẽ AM ┴ CB'. Tứ giác AHCM là hình gì ?

Câu hỏi: 54811

Câu hỏi số 3:

Vẽ AK ┴ BB'. Chứng minh AK = AM và tứ giác BHKA là hình thang cân

Câu hỏi: 54812

Câu hỏi số 4:

Tính diện tích phần hình tròn tâm (O) nằm ngoài tam giác ABC.

Câu hỏi: 54813

Bài 12:

Cho đường tròn (A; 5 cm) và một điểm B cách A một khoảng AB = 8 cm. Từ B kẻ tiếp tuyến BT và cát tuyến BNM (N nằm giữa B và M). Gọi H là hình chiếu của T trên AB.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng hai tam giác MBT và TBN đồng dạng.

Câu hỏi: 54783

Câu hỏi số 2:

Tam giác ABT là tam giác gì? Suy ra hệ thức  BT2 = BH.BA

Câu hỏi: 54784

Câu hỏi số 3:

Chứng minh rằng hai tam giác ABM và NHB đồng dạng từ đó suy ra tứ giác AHMN nội tiếp được.

Câu hỏi: 54785

Bài 13:

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, C là một điểm trên nửa đường tròn. Trên tia AC lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên tia AB lấy điểm E sao cho AE = AC; DE cắt BC ở H; AH cắt nửa đường tròn (O) tại K. Chứng minh rằng:

Câu hỏi số 1:

\widehat{DAH}=\widehat{BAH}

Câu hỏi: 54746

Câu hỏi số 2:

OK vuông góc với BC

Câu hỏi: 54747

Câu hỏi số 3:

Tứ giác ACHE nội tiếp được một đường tròn

Câu hỏi: 54748

Câu hỏi số 4:

Ba điểm B, K, D thẳng hàng.

Câu hỏi: 54749

Bài 14:

Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Trên tia đối của tia BA lấy điểm C sao cho BC = R, trên đường tròn lấy điểm D sao cho BD = R. Đường thẳng vuông góc với BC tại C cắt AD ở M.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh tứ giác BCMD nội tiếp được một đường tròn.

Câu hỏi: 54712

Câu hỏi số 2:

Chứng minh tam giác ABM cân tại B.

Câu hỏi: 54713

Câu hỏi số 3:

Chứng minh ∆ ADB ~ ∆ ACM . Từ đó tính tích AM.AD theo R.

Câu hỏi: 54714

Câu hỏi số 4:

Tính chu vi và diện tích tam giác ABM theo R.

Câu hỏi: 54715

Câu hỏi số 5:

Cung BD của đường tròn (O) chia tam giác ABM thành hai phần. Tính phần diện tích của tam giác nằm ngoài đường tròn (O).

Câu hỏi: 54716

Bài 15:

Cho đường tròn (O) đường kính AB và một điểm P chuyển động trên đường tròn đó ( P khác A, B). Trên tia PB lấy điêm Q sao cho PQ = PA. Vẽ hình vuông APQR. Tia PR cắt đường tròn (O) ở C.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh AC = BC và C là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ AQB

Câu hỏi: 54668

Câu hỏi số 2:

Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp ∆ APB. Chứng minh bốn điểm I, A, Q, B cùng thuộc một đường tròn

Câu hỏi: 54669

Câu hỏi số 3:

Họi H là chân đường cao hạ từ P của ∆ vuông APB ; r1, r2, r3 là bán kính đường tròn nội tiếp các tam giác APB, APH, BPH. Xác định vị trí của điểm P để tổng r1 + r2 + r3 đạt giá trị lớn nhất.

Câu hỏi: 54670

Bài 16:

Từ điểm P cố định nằm ngoài đường tròn (O; R) cho trước vẽ tiếp tuyến PA và cát tuyến PBC. Gọi H là trực tâm của tam giác ABC, H1 là điể đối xứng của H qua BC, O1 là điểm đối xứng của O qua BC.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh H1 nằm trên đường tròn (O)

Câu hỏi: 54628

Câu hỏi số 2:

Chứng minh tứ giác OAHO1 là hình bình hành

Câu hỏi: 54629

Câu hỏi số 3:

Từ P kẻ Px ┴ PA, trên Px lấy điểm I sao cho PI = R (I và O thuộc hai nửa mặt phẳng khác nhau bờ PA). Chứng minh tứ giác PIHO1 là hình bình hành

Câu hỏi: 54630

Câu hỏi số 4:

Khi cát tuyến PBC quay quanh P thì H chạy trên đường nào?

Câu hỏi: 54631

Bài 17:

Cho hai đường tròn (O) và (O') bán kính khác nhau, cắt nhau tại A và B (O và O' thuộc hai nửa mặt phẳng bờ AB). Qua A vẽ hai cát tuyến CAD, EAF (C và E thuộc (O), D và F thuộc (O'), E thuộc cung AC).

Câu hỏi số 1:

Chứng minh ∆ CBD ~ ∆ EBF

Câu hỏi: 54601

Câu hỏi số 2:

EC và DF cắt nhau ở P. Chứng minh tứ giác EPFB nội tiếp được đường tròn.

Câu hỏi: 54602

Câu hỏi số 3:

Giả sử AB là tia phân giác của CAF, chứng minh CD = EF

Câu hỏi: 54603

Bài 18:

Cho tam giác vuông ABC (\widehat{A}=90^{\circ}). Về phía ngoài tam giác dựng các hình vuông ABHK, ACDE.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh H, A, D thẳng hàng.

Câu hỏi: 54588

Câu hỏi số 2:

Chứng minh HAD cắt đường tròn ngoại tiếp ∆ ABC tại F. Chứng minh FBC là tam giác vuông cân

Câu hỏi: 54589

Câu hỏi số 3:

Giả sử \widehat{ABC}  > 45° . Gọi M là giao điểm của BF và ED. Chứng minh 5 điểm B, K, E, M, C cùng nằm trên một đường tròn.

Câu hỏi: 54590

Câu hỏi số 4:

Chứng minh MC2 = MF.MB

Câu hỏi: 54591

Bài 19:

Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R và một cát tuyến MN quay quanh trung điểm H của bán kính OB.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng các trung điểm I của đoạn MN chạy trên một đường tròn cố định.

Câu hỏi: 54572

Câu hỏi số 2:

Vẽ AA' vuông góc với MN, BI cắt AA' ở D. Chứng minh tứ giác DMBN là hình bình hành.

Câu hỏi: 54573

Câu hỏi số 3:

Chứng minh D là trực tâm của tam giác AMN

Câu hỏi: 54574

Câu hỏi số 4:

Cho biết AM.AN = 3R2 và AN = R\sqrt{3} . Tính diện tích phần hình tròn (O) nằm ngoài tam giác AMN.

Câu hỏi: 54575

Bài 20:

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (O) và cát tuyến ADE không đi qua O. Gọi H là trung điểm của DE.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh năm điểm A,B, H, C, O cùng thuộc một đường tròn

Câu hỏi: 54567

Câu hỏi số 2:

Chứng minh HA là tia phân giác của góc BHC

Câu hỏi: 54568

Câu hỏi số 3:

BC  và DE cắt nhau tại I. Chứng minh AB2 = AI.AH

Câu hỏi: 54569

Câu hỏi số 4:

BH cắt đường tròn (O) ở K. Chứng minh AE // CK

Câu hỏi: 54570

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com