Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 51:

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD). M và N là trung điểm của hai đường chéo BD và AC

a. Chứng minh các tứ giác AMNB và DMNC là những hình thang cân.

b. Chứng minh BM2 = AM2 + MN.AB

Câu hỏi: 50232

Câu hỏi số 52:

Cho hình thang ABCD (AB // CD) có hai đường chéo vuông góc với nhau (AC ⊥ BD)

a. Chứng minh tổng các bình phương của hai đáy bằng tổng các bình phương của hai cạnh bên (AB2 + BD2 = AD2 + BC2).

b. Chứng minh tổng các bình phương của hai đường chéo bằng bình phương của tổng hai đáy [AC2 + BD2 = (AB + CD)2].

c. Kẻ đường cao AH và đường trung bình Mn của hình thang ABCD. Biết BD = 9 cm, AC = 12 cm. Tính diện tích tứ giác AMHN.

Câu hỏi: 50182

Câu hỏi số 53:

Cho hình chữ nhật ABCD, kẻ DE ⊥ AC. Gọi M và N theo thứ tự là trung điểm cảu BC và AE.

a. Chứng minh EA : EC =(BC : AB)2.

b. Chứng minh MN2 + ND2 = MC2 + CD2.

Câu hỏi: 50152

Câu hỏi số 54:

Cho tam giác ABC, đường cao AH. Chứng minh rằng:

a. Nếu AB2 = BH.BC thì \widehat{BAC} = 900.

b. Nếu HA2 = BH.HC thì \widehat{BAC} = 900.

c. Nếu \frac{1}{AH^{2}} = \frac{1}{AB^{2}} + \frac{1}{AC^{2}} và AH.BC = AB.AC thì \widehat{BAC} = 900

Câu hỏi: 50147

Câu hỏi số 55:

Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Tia phân giác Ax của \widehat{BAC} cắt BC tại H. Trên cạnh AB lấy điểm M, trên tia đối của tia CA lấy điểm N sao cho BM = CN

a. Nối MN cắt BC tại I, chứng minh I là trung điểm của MN

b. Trung trực của MN cắt Ax tại O, chứng minh OC ⊥ AC.

c. Chứng minh \frac{4}{BC^{2}} = \frac{1}{AB^{2}} + \frac{1}{BO^{2}}.

d. Biết AB = 6 cm, OB = 4,5 cm, tính diện tích ∆ABC.

Câu hỏi: 50072

Câu hỏi số 56:

Cho tam giác vuông cân ABC (\widehat{A}= 900, AB = AC). Trên cạn AC lấy điểm M sao cho MC : MA = 1 : 3. Kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại C, cắt tia BM tại K. Kẻ BE ⊥ CK.

a. Chứng minh tứ giác ABEC là hình vuông.

b. Chứng minh \frac{1}{AB^{2}} = \frac{1}{BM^{2}} + \frac{1}{BK^{2}}

c. Biết BM = 6 cm. Tính các cạnh của tam giác MCK.

Câu hỏi số 57:

Cho tam giác ABC có \widehat{A} = 60°. Chứng minh rằng BC2 = AB2 + AC2 - AB.AC.

Câu hỏi: 48746

Câu hỏi số 58:

Cho tam giác ABC có BC = 9cm, \widehat{B} = 60°, \widehat{C} = 40°. Kẻ đường cao АН của tam giác đó. Hãy tính AH, AB, AC (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).

Câu hỏi: 48745

Bài 59:

Hãy tính góc nhọn tạo bởi tia nắng mặt trời với mặt đất (làm tròn kết quả đến độ) trong các trường hợp sau :

Câu hỏi số 1:

Độ dài của bóng gấp đôi chiều cao của người. 

Câu hỏi: 48742

Câu hỏi số 2:

Độ dài của bóng bằng nửa chiều cao của người

Câu hỏi: 48743

Câu hỏi số 60:

Không dùng bảng và máy tính bỏ túi, hãy sắp xếp giá trị các tỉ số lượng giác sau đây theo thứ tự lớn đến nhỏ : tg 70°, cotg 60°, cotg 65°, tg 50°, sin 25°.

Câu hỏi: 48739

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com