Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hình học không gian

Hình học không gian nghiên cứu về điểm, đường thẳng... Chuyên đề này giúp học sinh giải quyết các bài toán điển hình về giải hình không gian bằng tọa

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 21:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có AC = a, BC = 2a, \widehat {ACB} = 120và đường thẳng A’C tạo với mặt phẳng (ABB’A’) góc 300. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng A’B, CC’và thể tích khối lăng trụ đã cho theo a.

Câu hỏi số 22:

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC với SA = 2a, AB = a. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên SC. Chứng minh SC  ⊥ (ABH). Tính thế tích khối chóp S.ABH theo a.

Câu hỏi số 23:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 2a√3, mặt bên SAB là tam giác cân với  \widehat{ASB} = 1200  và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi M là trung điểm của SC và N là trung điểm của MC. Tính thể tích khối chóp A.MNB và khoảng cách giữa 2 đường thẳng AM, BN .

Câu hỏi số 24:

Cho hình lăng trụ đứngABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác cân tại C, cạnh đáy AB bằng 2a và góc \widehat{ABC} = 300. Mặt phẳng (C’AB) tạo với đáy (ABC) một góc 600. Tính thể tích của khối lăng trụ ABC.A’B’C’ và khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CB’.

Câu hỏi số 25:

Cho tam giác đều ABC cạnh a và tam giác cân SAB đỉnh S không cùng nằm trong một mặt phẳng. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của AB, AC, biết góc giữa 2 mặt phẳng (SAB) và (ABC) là 600, SA = \frac{a\sqrt{21}}{6}, SC < HC. Tính thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách giữa HK và mp (SBC) theo a.

Câu hỏi số 26:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA = a, và SA tạo với mặt phẳng (ABC) một góc 300. Chân đường vuông góc hạ từ S xuống (ABC) là điểm H thuộc đường BC, điểm M thuộc cạnh SA sao cho SM = 2MA. Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng BC, SA và thể tích tứ diện S.MHC theo a.

Câu hỏi số 27:

Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với đáy, ABCD là hình chữ nhật với

AB = 3a√2, BC = 3a. Gọi M là trung điểm CD và góc giữa (ABCD) với (SBC) bằng 600. Chứng minh rằng (SBM) ⊥ (SAC) và tính thể tích tứ diện SABM

Câu hỏi số 28:

Trong không  gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A(10; 2; -1) và đường thẳng d có phương trình  \frac{x-1}{2} = \frac{y}{1} = \frac{z-1}{3}. Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm A, song song d và khoảng cách từ đường thẳng d đến mặt phẳng (P) là lớn nhất.

Câu hỏi số 29:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là ABCD là hình vuông cạnh a, tam gíac SAB đều, tam giác SCD vuông cân tại S. Gọi I, J, K lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, SA. Chứng minh rằng (SIJ)  ⊥ (ABCD). Tính thể tích khối chóp K.IBCD.

Câu hỏi số 30:

Trong mặt phẳng (P) cho đường tròn (T) đường kính AB = 2R. C là một điểm di động trên (T). Trên đường thẳng d vuông góc với (P) tại A lấy điểm S sao cho SA = R. H, K lần lượt là hình chiếu của A lên SB và SC. Tìm tập hợp điểm K khi C chạy trên (T). Tìm giá trị lớn nhất của thể tích tứ diện SAHK.

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com