Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Lý thuyết tổng hợp

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 11:

Cho các phát biểu:

(1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(2) Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

(3) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

(4) Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

(5) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

(6) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm tạo axit béo và glixerol.

Số phát biểu đúng là

Câu hỏi số 12:

Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI, (2) F2 + H2O, (3) MnO2 + HCl (to), (4) Cl2 + CH4, (5) Cl2 + NH3 dư, (6) CuO + NH3 (to), (7) KMnO4 (to), (8) H2S + SO2,

 (9) NH4Cl + NaNO2 (to), (10) NH3 + O2 (Pt, 800oC). Số phản ứng có tạo ra đơn chất là

Câu hỏi số 13:

Tổng số liên kết xích-ma có trong phân tử aren có công thức CnH2n-6 là

Câu hỏi số 14:

Cho các phản ứng sau:

(1) Cu(NO3)2 \overset{t^{0}}{\rightarrow}

(2) H2NCH2COOH + HNO2 \overset{t^{0}}{\rightarrow}

(3) NH3 + CuO \overset{t^{0}}{\rightarrow} 

(4) NH4NO2 ->

(5) C6H5NH2 + HNO2 \overset{HCl(0-5^{0})}{\rightarrow}

(6) (NH4)2CO3 \overset{t^{0}}{\rightarrow}

Số phản ứng thu được N2 là

Câu hỏi số 15:

Cho các cặp chất sau:(1). Khí Cl2 và khí O2. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.(2). Khí H2S và khí SO2. (7). Hg và S.(3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO.(4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. (9). CuS và dung dịch HCl.(5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là

Câu hỏi số 16:

Cho dung dịch K2S lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: FeCl2, CuCl2, Pb(NO3)2, ZnCl2,FeCl3, MnCl2. Số kết tủa khác nhau tạo ra trong các thí nghiệm trên là:

Câu hỏi số 17:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a)  Nung NH4NO3 rắn

(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc

(c)  Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3

(d) Sục khí CO2vào dung dịch Ca(OH)2

(e)  Sục khí CO2 vào dung dịch KMnO4

(f)   Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3

(g)  Cho PbS vào dung dịch HCl loãng

(h) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 dư, đun nóng

Số thí nghiệm sinh ra chất khí là 

Câu hỏi số 18:

Cho dãy các chất: SiO2; Cr(OH)3; CrO3; Zn(OH)2; NaHCO3 và Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH đặc nóng là:

Câu hỏi số 19:

Cho các phản ứng :

(1) CaC2+H2O ->                              (2) CH3–CCAg+HCl

(3) CH3COOH+ NaOH ->                    (4) CH3COONH3CH3+KOH

(5) C6H5ONa+HCl ->                          (6) CH3NH2+HNO2

(7) NH3+ Cl2 ->                                  (8) C6H5–NH2+HNO2 + HCl

 

Có bao nhiêu phản ứng có chất khí sinh ra?

Câu hỏi số 20:

Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al?

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com