Nhiệt học
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 21:
Một bình hình trụ có chiều cao h1 = 20 cm, diện tích đáy trong là S1 = 100cm2 đặt trên mặt bàn nằm ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t1 = 80oC. Sau đó thả vào bình một khối trụ đồng chất có diện tích đáy S2 = 60 cm2, chiều cao h2 = 25 cm ở nhiệt độ t2. Khi đã cân bằng nhiệt thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy trong của bình là x = 2 cm. Nhiệt độ của nước trong bình khi cân bằng nhiệt là t = 65oC . Bỏ qua sự nở vì nhiệt của các chất và sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường xung quanh. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4200J/kg.K, của chất làm khối trụ C2 = 2000J/kg.K.
Câu hỏi số 1:
Tính khối lượng riêng của khối trụ và nhiệt độ t2.
Câu hỏi số 2:
Phải đặt thêm lên khối trụ một vật có khối lượng tối thiểu bằng bao nhiêu để khối trụ chạm đáy bình.
Bài 22:
Người ta đổ m1 gam nước nóng vào m2 gam nước lạnh thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lạnh tăng 50C. Biết độ chênh lệch nhiệt độ ban đầu của nước nóng và nước lạnh là 800C.
Câu hỏi số 1:
Tìm tỉ số .
Câu hỏi số 2:
Nếu đổ thêm m1 gam nước nóng nữa vào hỗn hợp mà ta vừa thu được. khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ hỗn hợp đó tăng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự mất mát về nhiệt.
Bài 23:
Hai bình cách nhiệt, bình 1 chứa 5kg nước 80oC, bình 2 chứa 2kg nước ở 20oC. Đầu tiên rót một phần nước ở bình 1 sang bình 2. Sau khi nhiệt độ ở bình 2 cân bằng người ta lại rót từ bình 2 sang bình 1 cùng một lượng nước như lần đầu. Nhiệt độ cân bằng của nước trong bình 1 là 76oC.
Câu hỏi số 1:
Tính lượng nước đã rót mỗi lần?
Câu hỏi số 2:
Tính nhiệt độ cân bằng của bình 2?
Câu hỏi số 24:
Có hai bình mỗi bình đựng một chất lỏng nào đó. Lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 2 trút vào bình 1 và ghi lại nhiệt độ cân bằng ở bình 1 sau mỗi lần trút thứ tự là 20oC, 35oC, bỏ sót một lần không ghi, rồi 50oC. Hãy tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở lần bỏ sót không ghi đó và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 trút vào. Coi khối lượng và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đêì như nhau, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Bài 25:
Trong một bình nhiệt lượng kế có một lượng nước với thể tích V1 ở nhiệt độ t1 = 10oC. Người ta đổ thêm một thể tích nước V2 ở nhiệt độ t2 = 40oC vào bình. Biết thể tích của nước thay đổi theo nhiệt độ theo quy luật V1 = Vo( 1 + α t ), với Vo và V1 lần lượt là thể tích nước ở nhiệt độ 0oC và toC, α là hệ số không đổi. Khi cân bằng nhiệt, nước trong bình nhiệt lượng kế có thể tích V, khối lượng m và nhiệt độ là t = 20oC.
Câu hỏi số 1:
Giả thiết có thể bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và với bình nhiệt lượng kế. Khi đó hãy so sánh tổng ( V1 + V2 ) và V. Tính tỉ số khối lượng nước trong bình nhiệt lượng kế ban đầu ( m1 ) và khối lượng đổ thêm ( m2 )?
Câu hỏi số 2:
Thực tế thì không thể bỏ qua được mất mát nhiệt. Trong bình nhiệt lượng kế có môt thiết bị đun có điện trở R = 242 Ω không thay đổi theo nhiệt độ. Khi nối với nguồn điện ổn định 220V và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước trong bình theo thời gian thì được đồ thị như hình vẽ. Biết m = 0,2kg và không thay đổi. Giải thích tại sao nước trong bình không thể sôi được? Tính công suất hao phí trung bình trong thời gian nước tăng nhiệt độ và công suất tỏa nhiệt ra ngoài môi trường khi nhiệt độ nước đã ổn định, nếu coi công suất cung cấp cho nước là có ích. Nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.độ.
Bài 26:
Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 200 g, chứa một lượng nước m2 = 400g ở nhiệt độ t1 = 20oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm: C1 = 880J/kg.K; nước: C2 = 4200J/kg.K; nước đá: C3 = 2100J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 340000J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu hỏi số 1:
Đổ thêm vào bình một khối lượng nước m ở nhiệt độ t2 = 5oC. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình là t = 10oC. Tìm m?
Câu hỏi số 2:
Sau đó người ta thả vào bình một lượng nước đá có khối lượng m3 ở nhiệt độ t3 = -5oC. Khi cân bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100g nước đá. Tìm m3?
Câu hỏi số 27:
Trình bày phương án xác định khối lượng riêng của một chất lỏng với các dụng cụ: 1 bình thủy tinh rỗng, nước ( đã biết khối lượng Dn ), chất lỏng cần xác định khối lượng riêng, cân đồng hồ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.
Câu hỏi số 28:
Trình bày phương án xác định khối lượng riêng của một chất lỏng với các dụng cụ: 1 bình thủy tinh rỗng, nước ( có khối lượng riêng Dn đã biết ), chất lỏng cần xác định khối lượng riêng, cân đồng hồ có giới hạn đo, chia độ nhỏ nhất phù hợp.
Bài 29:
Thả một miếng đồng khối lượng m1 = 0,2kg ở nhiệt độ t1oC vào bình nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28kg nước ở nhiệt độ t2 = 20oC. Nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là t3 = 80oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng nước lần lượt là 400J/kg.K và 4200J/kg.K. khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, của nước là 1000kg/m3. Nhiệt lượng cần cung cấp để 1kg nước hóa hơi hoàn toàn ở 100oC là 2,3.106J. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình nhiệt lượng kế và sự bay hơi của nước khi sôi.
Câu hỏi số 1:
Hãy xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng.
Câu hỏi số 2:
Người ta thả tiếp một miếng đồng có khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào bình nhiệt lượng kế trên thì khi cân bằng nhiệt, mực nước trong bình nhiệt lượng kế vẫn bằng nực nước ở 80oC. Hãy xác định khối lượng m3 của miếng đồng.
Bài 30:
Người ta thả một quả cầu đồng chất vào một bình chứa nước thì thấy thể tích quả cầu bị ngập 90% khi ở trạng thái cân bằng. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu hỏi số 1:
Xác định trọng lượng riêng của quả cầu?
Câu hỏi số 2:
Người ta đổ thêm dầu vào bình cho tới khi quả cầu ngập hoàn toàn. Xác định tỉ số giữa phần thể tích của quả cầu ngập nước với phần thể tích quả cầu ngập trong dầu khi quả cầu ở trạng thái cân bằng. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/ m3
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com