Nhiệt học
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 41:
Bỏ cục nước đá khối lượng m1 = 10kg, ở nhiệt độ t1 = -100C vào một bình cách nhiệt. Xác định lượng nước m trung bình sau khi truyền cho cục nước đá nhiệt lượng Q = 2.107J. Cho nhiệt dung riêng của nước cn = 4200 J.kg.độ, của nước đá cđ = 2100 J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá λ = 330 KJ/kg, nhiệt hóa hơi của nước L = 2300 KJ/kg.
Bài 42:
Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2. Với cùng một hiệu điện thế nếu dùng điện trở R1 th nước trong ấm sôi sau thời gian t1 = 15 phút, nếu dùng điện trở R2 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t2= 30 phút. Hỏi sau bao lâu nước trong ấm sẽ sôi nếu dùng cả hai điện trở trong hai trường hợp?
Coi điện trở thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ.
Câu hỏi số 1:
Mắc nối tiếp?
Câu hỏi số 2:
Mắc song song?
Câu hỏi số 43:
Nếu dùng bếp dầu hỏa có hiệu suất 80%, người ta phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu lít dầu để cho 2kg nước đá ở -100C biến thành hơi? Cho biết:
Khối lượng riêng của dầu hỏa là 800 kg/m3.
Năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106 J/kg.
Câu hỏi số 44:
Tính nhiệt lượng Q cần thiết để cho 2kg nước đá ở -100C biến thành hơi, cho biết:
- Nhiệt dung riêng của nước đá là 1800 J/kg.độ.
- Nhiệt dung riêng của nước đá là 4200 J/kg.độ
- Nhiệt nóng chảy của nước đá là 34.104 J/kg
- Nhiệt hóa hơi của nước đá 23.105 J/kg.
Câu hỏi số 45:
Xác định nhiệt dung riêng của dầu hỏa bằng các dụng cụ sau đây: cân (không có quả cân), nhiệt kế, nhiệt lượng kế (biết nhiệt dung riêng là Ck), nước (biết nhiệt dung riêng là Cn), dầu hỏa, bếp điện, hai cốc giống nhau.
Câu hỏi số 46:
Người ta đổ m = 40g chất lỏng vào cốc kim loại, bắt đầu đun nóng bằng đèn cồn, liên tục đo nhiệt độ cốc và thu được đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ cốc vào thời gian như hình 4. Xác định nhiệt dung riêng Cx và nhiệt hoá hơi Lx của chất lỏng.Biết mỗi giây đèn cồn đốt hết µ = 11mg cồn có năng suất tỏa nhiệt q = 27 KJ/g. Bỏ qua nhiệt lượng hao phí bởi môi trường.
Câu hỏi số 47:
Có hai bình cách nhiệt đựng cùng một chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 1 đổ vào bình 2 và ghi lại nhiệt độ khi cân bằng sau mỗi lần đổ là: t1 = 10°c, t2= 17,5°c, t3 (bỏ sót không ghi), t4 = 25°c. Hãy tìm nhiệt độ t3 và nhiệt độ t01 của chất lỏng ở bình 1. Coi nhiệt độ và khổỉ lượng mà mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa chất lỏng với bình, ca và môi trường bên ngoài.
Bài 48:
Bình nhiệt lượng kế A chứa nước và một quả cân bằng kim loại ở nhiệt độ cân bằng t1=740C, bình nhiệt lượng kế B chứa rượu ở nhiệt độ t2=200C.Lấy quả cân từ bình A nhúng vào rượu trong bình B, nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là 240C. Sau đó lấy quả cân từ bình B nhúng vào nước trong bình A, nhiệt độ bình A khi cân bằng nhiệt là 720C. Cho rằng chỉ có nước, rượu trong các bình và quả cân trao đổi nhiệt với nhau.
Câu hỏi số 1:
Khi lấy của cầu cân bằng từ bình A nhúng trở lại vào bình B lần thứ hai thì nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Câu hỏi số 2:
Khi đổ rượu và quả cân ở bình B vào bình A. Nhiệt độ trong bình A khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Câu hỏi số 49:
Một ấm điện bằng nhôm trên vỏ có ghi 220V-1000W, khối lượng ấm là m1= 0,5 kg, được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 200°C. Hiệu suất cùa ấm điện là 80%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1= 880 J/kg.độ, c2= 4200 J/kg.độ; khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3. Tính điện năng mà ấm điện đã tiêu thụ khi đun nước và thời gian để đun sôi lượng nước trên?
Bài 50:
Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa một lượng nước có khối lượng m1 đã biết. Bình 2 chứa một lượng nước có khối lượng m2 chưa biết và có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ bình 1. Thực hiện thí nghiệm: rót một lượng nước từ bình 1 sang bình 2. Sau khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt thì rót một lượng nước từ bình 2 trở về bình 1 sao cho mực nước trong bình 1 đạt giá trị ban đầu. Dùng nhiệt kế đo các nhiệt độ cần thiết ta có thế xác định được giá trị m2 . Trong thí nghiệm, bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với bình chứa, với nhiệt kế và với môi trường.
Câu hỏi số 1:
Đế xác định giá trị m2, cần phải đo những nhiệt độ nào? Thiết lập biểu thức tính m2 theo m1 và các nhiệt độ cần đo đó?
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng, độ tăng nhiệt độ ∆t1 của bình 1 sau thí nghiệm phụ thuộc vào m1, m2, khối lượng ∆m của lượng nước rót từ bình 1 sang bình 2 và các nhiệt độ ban đầu t1, t2 của hai bình theo biểu thức: ∆t1= .
. ( t2-t1)
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com