Nhiệt học
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 61:
Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng nữa thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C. Hỏi nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa?
Câu hỏi số 62:
Người ta đun một hỗn hợp gồm kg một chất rắn X dễ nóng chảy và m kg nước đá trong một nhiệt lượng kế cách nhiệt nhờ một dây đun điện có công suất không đổi. Nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp chứa trong nhiệt lượng kế là -400C. Dùng một nhiệt kế nhúng vào nhiệt lượng kế và theo dõi sự phụ thuộc nhiệt độ của hỗn hợp theo thời gian T thì được đồ thị phụ thuộc có dạng như hình 2. Hãy xác định nhiệt nóng chảy của chất X và nhiệt dung riêng của nó ở trạng thái lỏng. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là c = 2100J/kg.độ, của chất rắn X ở trạng thái rắn là c1 = 1200J/(kg.độ). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế.
Câu hỏi số 63:
Trong một cốc mỏng có chứa m = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 200C. Có những viên nước đá cùng khối lượng m2 = 20g và nhiệt độ t2 = -50C. Hỏi :
1.Nếu thả hai viên nước đá vào cốc thì nhiệt độ cuối cùng của nước trong cốc bằng bao nhiêu?
2.Phải thả tiếp vào cốc ít nhất bao nhiêu viên nước đá nữa để cuối cùng trong cốc có hỗn hợp nước và đá ?(HS tự giải).
Cho biết nhiệt dung riêng của cốc (nhiệt lượng cần thiết để cốc nóng thêm 10C) là C = 250 J/độ. Nhiệt dung riêng của nước và đá lần lượt là : C1 = 4,2.103 J/(kg.độ), C2 = 1,8.103 J/(kg.độ). Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg. Bỏ qua nhiệt độ tỏa vào môi trường.
Bài 64:
Có một bình nhôm khối lượng m0 = 260g, nhiệt độ ban đầu là t0 = 200C được bọc kín bằng lớp xốp cách nhiệt.
Cho nhiệt dung riêng của nhôm là C0 = 880J/(kg.độ), của nước là C1 = 4200J/(kg.độ) của nước đá là C2 = 2100J/(kg.độ). Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 335000 J/kg.
Câu hỏi số 1:
Cần cho bao nhiêu nước ở nhiệt độ t1 = 500C và bao nhiêu nước đá ở t2 = -20C vào bình để có M = 1kg nước ở t3 = 100C khi cân bằng nhiệt?
Câu hỏi số 2:
Bỏ lớp xốp cách nhiệt đi, nhúng một dây đun điện có công suất không đổi P = 130W vào bình chứa nước nói trên và đun rất lâu thì thấy nước trong bình vẫn không sôi được. a,Giải thích vì sao?(HS tự giải). b,Nếu sau đó bỏ dây đun ra thì sau một khoảng thời gian bao lâu nhiệt độ nước trong bình giảm đi 10C ?
Bài 65:
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 200g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 200C.
Câu hỏi số 1:
Đổ thêm vào bình một khối lượng nước m ở nhiệt độ t2 = 50C. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ trong bình là t = 100C. Tìm m.
Câu hỏi số 2:
Sau đó người ta thả vào bình một khối nước đá có khối lượng m3 ở nhiệt độ t3 = -50C. Khi cân bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100g nước đá. Tìm m3. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/(kg.độ), của nước là C2 = 4200J/(kg.độ). Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 340000 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của môi trường.
Câu hỏi số 66:
Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong một ca nhôm được cho ở đồ thị dưới đây (có hình vẽ). Tính khối lượng nước đá và khối lượng ca nhôm. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4200 J/kg.K; của nhôm là C2 = 880 J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg.
Bài 67:
Một cục đá có khối lượng 200g ở nhiệt độ -100C :
Câu hỏi số 1:
Để cục nước đá chuyển hoàn toàn sang thể hơi ở 1000C thì cần một nhiệt lượng là bao nhiêu kJ? Cho nhiệt dung riêng của nước và nước đá là C1 = 4200J/kg.K; C2 = 1800J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg; nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3.106 j/kg.(Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường ngoài).
Câu hỏi số 2:
Nếu bỏ cục nước đá trên vào ca nhôm đựng nước ở 200C thì khi có cân bằng nhiệt, người ta thấy có 50g nước đá còn sót lại chưa tan hết. Tính khối lượng nước đựng trong ca nhôm lúc đầu hết ca nhôm có khối lượng 100g và nhiệt dung riêng của nhôm là C3 = 880 J/kg.K. (Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường ngoài).
Câu hỏi số 68:
Đổ 738g nước ở nhiệt độ 150C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 170C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kg.K. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng.
Câu hỏi số 69:
Một cốc cách nhiệt dung tích 500cm3, người ta bỏ lọt vào cốc một cục nước đá ở nhiệt độ - 80C rồi rót nước ở nhiệt độ 350C vào cho đầy tới miệng cốc.
a, Khi nước đá nóng chảy hoàn toàn thì mực nước trong cốc sẽ thế nào (hạ xuống; nước tràn ra ngoài hay vẫn giữ nguyên đầy tới miệng cốc) ? Vì sao? (HS tự giải)
b, Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đá đã bỏ vào cốc lúc đầu. Cho Cn = 4200 J/kg.K; Cnd = 2100J/kg.K và λ = 336 200 J/kg.K (bỏ qua sự mất nhiệt với các dụng cụ và môi trường ngoài)
Bài 70:
Có hai bình cách nhiệt, bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở nhiệt độ t1 = 200C, bình 2 chứa m2 = 4kg nước ở nhiệt độ t2 = 600C. Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1, nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t’1 = 21,950C :
Câu hỏi số 1:
Tính lượng nước m và nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt trong bình 2 (t’2).
Câu hỏi số 2:
Nếu tiếp tục thực hiện như vậy một lần nữa, thì nhiệt độ cân bằng nhiệt ở mỗi bình lúc này bằng bao nhiêu?
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com