Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Nhiệt học

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 1:

Trong một bình đậy kín cơ một cục nước đá khối lượng M = 0,1kg nổi trên nước. Trong cục nước đá có một cục chì khối lượng m = 5g. Hỏi phải tốn một lượng nhiệt bằng bao nhiêu để cục chì bắt đầu chìm xuống nước. Cho khối lượng riêng của chì là 11,3g/cm3, của nước đá là 0,9g/cm3, của nước là 1g/cm3, nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,3.105J/kg, coi nhiệt độ nước và bình không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm 

Câu hỏi: 52487

Bài 2:

Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2. Với cùng một hiệu điện thế và cùng một ấm nước, nếu dùng điện trở R1 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t1 = 30 phút, nếu dùng điện trở R2 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t2 = 20 phút. Coi điện trở thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ, nhiệt năng tỏa ra môi trường tỉ lệ với điện năng cung cấp cho bếp. Hỏi sau bao lâu nước trong ấm sẽ sôi nếu dùng cả hai điện trở trong hai trường hợp sau

Câu hỏi số 1:

Hai điện trở mắc nối tiếp

Câu hỏi: 52404

Câu hỏi số 2:

Hai điện trở mắc song song

Câu hỏi: 52405

Bài 3:

Một bếp điện công suất P = 1kW, đun lượng nước có nhiệt độ ban đầu là 200C. Sau 5 phút thì nhiệt độ nước lên đến 450C. Ngay sau đó bị mất điện trong 3 phút. Vì vậy nhiệt độ nước giảm xuống, khi còn 400C bếp lại tiếp tục đun cho đến khi nước sôi. Xác định.

Biết nhiệt lượng nước tỏa ra môi trường tỷ lệ thuận với thời gian; cho Cn = 4200J/kg.độ

Câu hỏi số 1:

Khối lượng nước cần đun

Câu hỏi: 45530

Câu hỏi số 2:

Thời gian cần thiết từ khi bắt đầu đun cho tới khi nước sôi

Câu hỏi: 45531

Bài 4:

Hai cốc thủy tinh giống hệt nhau, vỏ rất mỏng, có diện tích đáy SA = SB = S = 20cm2 và trọng lượng PA = PB = P, một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu. Khi đặt cả hai cốc vào bể nước thì thấy đáy cốc và mực chất lỏng trong cốc cách mặt nươc trong bể tương ứng là h và n( hình vẽ)

Câu hỏi số 1:

Xác định n và P. Biết h = 4,5cm, khối lượng riêng của nước và dầu lần lượt là D1 = 1000kg/m3, D2 = 800kg/m3

Câu hỏi: 44606

Câu hỏi số 2:

Rót dầu vào cốc nước để hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. Khi chiều cao cột dầu là x thì đáy cốc cách mặt nước một khoảng là y. Thiết lập hệ thức giữa x và y

Câu hỏi: 44607

Câu hỏi số 5:

Có hai bình đựng cùng một loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình hai đổ vào bình một và đo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 sau 4 lần đổ cuối: 20oC, 350V, không ghi, 50oC. Tính nhiệt độ cân bằng ở lần bị bỏ sót không ghi và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đổ vào bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đều như nhau, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

Câu hỏi: 43628

Bài 6:

Một hình trụ có bán kính đáy là R1 = 20 cm chứa nước ở nhiệt độ t1 = 20oC đặt trên mặt bàn nằm ngang. Người ta thả một quả cầu đặc bằng nhôm có bán kính R2 = 10 cm ở nhiệt độ t2 = 40oC vào bình thì khi cân bằng mực nước trong bình ngập chính giữa quả cầu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, quả cầu với bình và môi trường; cho biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1000 kg/m3 và của nhôm là D2 = 2700 kg/m3; nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200 J/kg.K và của nhôm là c2 = 880 J/kg.K.

Câu hỏi số 1:

Tính nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt.

Câu hỏi: 43551

Câu hỏi số 2:

Đổ thêm dầu ở nhiệt độ t3 = 15oC vào bình cho vừa đủ ngập quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D3 = 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của dầu là c3 = 2800 J/kg.K; bỏ qua sự trao đổi giữa nước, quả cầu và dầu với bình và môi trường. Hãy xác định: nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, áp lực của quả cầu lên đáy bình. Cho biết công thức tính thể tích hình cầu là Vcầu = \frac{4}{3} .π Rcầu3 ( Vcầu là thể tích, Rcầu là bán kính cầu , lấy π ≈ 3,14 ); thể tích hình trụ là Vtrụ = π Rtrụ2.h ( Vtrụ là thể tích, Rtrụ là bán kính đáy, h là chiều cao của hình trụ, lấy π ≈ 3,14 ).

Câu hỏi: 43552

Bài 7:

Một khối kim loại A có khối lượng m = 490 gam, nhiệt độ ban đầu của tA =  800C. Thả khối A vào trong một bình nhiệt kế có chứa nước. Nước trong bình có nhiệt độ ban đầu t0 = 200C, khối lượng m0 = 200 gam, nhiệt dung riêng c0 = 4200J/(kg.K). Khối kim loại A là một hợp kim của đồng và sắt. Khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của đồng là D1 = 8900 kg/m3, c1 = 380 J/(kg.K), của sắt là D2 = 7800 kg/m3, c2 = 460 J/(kg.K). Khi thả khối A chìm trong nước, thể tích nước trong bình dâng cao thêm 60cm3. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh.Tìm:

Câu hỏi số 1:

Khối lượng của đồng, của sắt trong khối kim loại A?

Câu hỏi: 43013

Câu hỏi số 2:

Nhiệt độ t của hệ thống khi có cân bằng nhiệt?

Câu hỏi: 43014

Câu hỏi số 8:

Hãy trình bày một phương án xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng L không có phản ứng hóa học với các chất khi tiếp xúc. Dụng cụ gồm: 1 nhiệt lượng kế có nhiệt dung riêng là CK, nước có nhiệt dung riêng là CN, 1 nhiệt kế, 1 chiếc cân Rô-bec-van không có bộ quả cân, hai chiếc cốc giống hệt nhau ( cốc có thể chứa khối lượng nước hoặc khối lượng chất lỏng L lớn hơn khối lượng của nhiệt lượng kế ), bình đun và bếp đun.

Câu hỏi: 42882

Câu hỏi số 9:

Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ tA = 20oC và ở thùng chứa nước B ở nhiệt độ tB = 80oC rồi đổ vào thùng nước C. Biết rằng trước khi đổ, trong thùng chứa nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ tC = 40oC và bằng tổng số ca nước vừa mới đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là 50oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc nước.

Câu hỏi: 42800

Câu hỏi số 10:

Có hai bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 2 kg nước ở nhiệt độ ban đầu là 50oC. Bình thứ hai chứa 1 kg nước ở nhiệt độ ban đầu là 30oC. Một người rót một ít nước từ bình thứ nhất vào bình thứ hai. Sau khi bình hai cân bằng nhiệt, người ta lại rót nước từ bình hai sang bình thứ nhất sao cho lượng nước ở mỗi bình giống như lúc đầu. Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ ở bình thứ nhất là 48oC. Tính nhiệt độ cân bằng ở bình hai và lượng nước đã rót từ bình nọ sang bình kia. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài trong quá trình rót nước từ bình nọ sang bình kia.

Câu hỏi: 42758

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com