Quang học
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 11:
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính. Một màn M đặt vuông góc với trục chính phía sau thấu kính, ở cách vật AB đoạn L.
Câu hỏi số 1:
Cho L = 90cm. Thấu kính ở vị trí sao cho ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hiệ rõ trên màn. Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh của AB trên màn. Sử dụng hình vẽ và các phép tính hình học, tìm khoảng cách từ thấu kính đến vật AB.
Câu hỏi số 2:
Tìm điều kiện về giá trị khoảng cách L để có được vị trí của thấu kính trong khoảng giữa vật AB và màn sao cho A’B’ hiện rõ trên màn.
Bài 12:
Cho vật sáng AB có độ cao h đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính tụ quang tâm O, tiêu cự f, A nằm trên trục chính. Cho khoảng cách từ vật đến thấu kính là OA = d với d > f.
Câu hỏi số 1:
Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
Câu hỏi số 2:
Vận dụng kiến thức hình học, chứng minh các công thức =
+
và
=
, trong đó d’ là khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính, h’ là chiều cao của ảnh A’B’.
Câu hỏi số 3:
Tìm khoảng cách giữa ảnh và vật theo d và f. Từ đó tìm d ( theo f ) để khoảng cách giữa vật và ảnh là nhỏ nhất. Tính giá trị nhỏ nhất đó?
Câu hỏi số 13:
Một vật là một đoạn thẳng sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ ( điểm A nằm trên trục chính ) cho ảnh thật A1B1 cao 1,2 cm. Khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính là 20 cm. Dịch chuyển vật đi một đoạn 15 cm dọc theo trục chính thì thu được ảnh ảo A2B2 cao 2,4 cm. Xác định khoảng cách từ vật đến thấu kính trước khi dịch chuyển và tìm độ cao của vật?
Câu hỏi số 14:
Một vật đặt trước thấu kính hội tụ cho một ảnh thật cao 0,9cm. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính 3cm dọc theo trục chính thì thu được một ảnh thật mới cao 1,5cm. Ảnh mới cách ảnh cũ là 45cm. Xác định khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính, khoảng cách từ vật đến thấu kính trước khi vật dịch chuyển và độ cao của vật
Bài 15:
Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 6 cm. Một vật sáng AB cao 3 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính ( B thuộc trục chính ). AB cách màn ảnh một khoảng L = 25 cm.
Câu hỏi số 1:
Tìm vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn.
Câu hỏi số 2:
Tìm chiều cao của ảnh.
Câu hỏi số 16:
Một gương cầu lõm được tạo ra bằng cách mạ bạc một chỏm cầu có đỉnh O, tâm C. Đặt một vật sáng AB phía trước gương và vuông góc với đường thẳng đi qua OC. Căn cứ vào định luật phản xạ ánh sáng, hãy dựng ảnh A’B’ của AB trong hai trường hợp: AB nằm ngoài khoảng OC và AB nằm trong khoảng OC.
Câu hỏi số 17:
Hai bạn Nam và Hải ngồi trên bè trôi theo dòng sông vào một đêm trăng sáng cùng quan sát ảnh Mặt Trăng dưới mặt song. Nam cho rằng: ảnh Mặt Trăng chuyển động “trôi” theo bè, còn Hải lại cho rằng: Mặt Trăng có nhiều ảnh nên ở chỗ nào cũng nhìn thấy. Theo bạn, bạn sẽ giải thích tại sao ảnh của Mặt Trăng luôn luôn ở bên cạnh Nam và Hải?
Câu hỏi số 18:
Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng bằng 5 lần tiêu cự. Dựng ảnh và xác định từ hình vẽ ảnh nhỏ hơn vật bao nhiêu lần?
Câu hỏi số 19:
Thấu kính hội tụ tiêu cự f được cắt ngang qua quang tâm thành 2 nửa thấu kính L1 và L2 bằng nhau. Phần bị cắt của L2 được thay bằng gương phẳng M. L1 và L2 + gương M được lắp thành hệ quang như hình vẽ trong đó:
L1 và L2 + gương M và vật sáng nhỏ AB được đặt vuông góc với xy (O1A = 3f)
O1, O2 trùng với quang tâm, xy trùng với trục chính của L1 và L2
Khoảng cách O1O2 = 2f và mặt phản xạ của gương M hướng về L1. Vẽ ảnh của vật AB qua quang hệ. Cho biết sơ đồ tạo ảnh và số lượng ảnh của AB qua hệ
Câu hỏi số 20:
Đặt vật sáng nhỏ AB ở phía trên và vuông góc với trục chính xy của thấu kính hội tụ L. Tiêu cự f (A ∈ xy). Qua thấu kính, người ta thấy vật AB cho ảnh ngược chiều cao gấp 2 lần vật. Giữ nguyên vị trí của thấu kính L, dịch chuyển vật sáng AB dọc théo xy lại gần thấu kính một đoạn 10cm( vẫn có AB ⊥ xy và A ∈ xy) thì ảnh của vật AB lúc này vẫn cao gấp 2 lần vật. Hỏi ảnh của AB trong mỗi trường hợp là ảnh gjf? Tìm tiêu cự f của L. Vẽ hình
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com