Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Quang học

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 31:

Thấu kính hội tụ có các tiêu điểm F và F’ đã biết. Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm thấu kính một khoảng OA = a, qua thấu kính cho ảnh của AB cao gấp 3 lần AB.

Câu hỏi số 1:

Dùng cách vẽ đường đi của các tia sáng qua thấu kính, hãy xác định những vị trí có thể đặt vật AB để thỏa mãn điều kiện của bài toán, từ đó hãy dựng vật và dựng ảnh tương ứng với nó.

Câu hỏi: 40596

Câu hỏi số 2:

Bằng các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách a, cho biết tiêu cự của thấu kính f = 12 cm.

Câu hỏi: 40597

Bài 32:

Một gương phẳng hình tròn đường kính 10cm đặt trên bàn cách trần nhà 2m, mặt phản xạ hướng lên trên. Ánh sáng từ một bóng đèn pin( xem là nguồn sáng điểm) ở vị trí cách đều trần nhà và tâm của mặt gương

Câu hỏi số 1:

Hãy tính đường kính vệt sáng trên trần nhà

Câu hỏi: 40587

Câu hỏi số 2:

Cần phải dịch chuyển bóng đèn về phía nào( theo phương vuông góc với gương) một đoạn bao nhiêu để đường kính vệt sáng tăng gấp đôi?

Câu hỏi: 40588

Bài 33:

Đặt vật sáng AB dạng mũi tên cách thấu kính một khoảng 12cm cho ảnh  A'B'=\frac{1}{3}AB Biết AB vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính của thấu kính.

Câu hỏi số 1:

Tìm tiêu cự của thấu kính.

Câu hỏi: 40276

Câu hỏi số 2:

Người ta dịch chuyển vật lên trên và theo phương vuông góc với trục chính một đoạn 4cm trong thời gian là 2 giây. Tìm vận tốc trung bình của ảnh.

Câu hỏi: 40277

Câu hỏi số 34:

Hai vật nhỏ A1B1 và A2B2 giống nhau, đặt song song với nhau và cách nhau 45cm. Đặt một thấu kính hội tụ vào trong khoảng giữa hai vật sao cho trục chính vuông góc với các vật. Khi dịch chuyển thấu kính thì thấy có hai vị trí của thấu kính cách nhau là 15cm cùng cho hai ảnh: một ảnh thật và một ảnh ảo, trong đó ảnh ảo cao gấp hai lần ảnh thật. Tìm tiêu cự của thấu kính ( không dùng công thức thấu kính)

Câu hỏi: 39886

Câu hỏi số 35:

Một gương phẳng OABO’ hình chữ nhật có bề rộng OA = 0,8 m được gắn vào một cửa tủ. Gương có thể quay quanh bản lề OO’ thẳng đứng nằm ở mép gương. Trên đường vuông góc với mặt gương tại tâm I và cách gương một đoạn 0,3 m có một ngọn nến S. Mở cửa tủ để gương quay một góc 30o quanh bản lề OO’. Xác định quỹ đạo chuyển động của ảnh khi gương quay và tính chiều dài quỹ đạo.

Câu hỏi: 39709

Câu hỏi số 36:

Cho một thấu kính hội tụ với trục chính MN, quang tâm O, và tiêu điểm chính F như hình vẽ. Cho OF = 12 cm, OI = 0,5 cm, OJ = 1,5 cm, α = 60o. IF và JE là hai tia sáng ló ra khỏi thấu kính của hai tia sáng tới từ cùng một nguồn sáng điểm S. Bằng cách vẽ hình và tính toán hãy xác định vị trí của nguồn sáng.

Câu hỏi: 38661

Câu hỏi số 37:

Hệ hai thấu kính hội tụ O1, O2 có cùng trục chính, đặt cách nhau một khoảng l = 30 cm. Đặt một vật AB trước và cách thấu kính O1 một khoảng 15 cm, thấu kính O1 cho ảnh thật A1B1 trong khoảng O1O2, hệ hai thấu kính cho ảnh A2B2 trên màn M đặt cách thấu kính O2 một khoảng 12cm. Giữ vật cố định, hoán vị hai thấu kính, khi đó thấu kính O2 cho ảnh thật A1B1 trong khoảng O1O2, dịch màn M lại gần thấu kính O1 một khoảng 2 cm thì thu được ảnh A­2B2 của hệ. Xác định tiêu cự f1, f2 của hai thấu kính và vẽ ảnh A2B2 trong hai trường hợp trên.

Câu hỏi: 38391

Câu hỏi số 38:

Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm, cách thấu kính 18cm. Cho điểm sáng S dịch chuyển theo phương vuông góc với trục chính của thấu kính với vận tốc 1m/s. Hỏi ảnh của nguồn sáng dịch chuyển với vận tốc bao nhiêu, nếu thấu kính được giữ cố định.

Câu hỏi: 38357

Bài 39:

Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O của thấu kính một khoảng OA = a. Nhận thấy rằng, nếu dịch chuyển vật đi một khoảng b = 5cm lại gần hoặc ra xa thấu kính, thì đều được ảnh có độ cao bằng ba lần vật, trong đó có một ảnh cùng chiều và một ảnh ngược chiều với vật. Hãy:

Câu hỏi số 1:

Vẽ các ảnh và nêu cách vẽ.

Câu hỏi: 38319

Câu hỏi số 2:

Xác định a và  tiêu cự f của thấu kính.

Câu hỏi: 38320

Bài 40:

Một thấu kính hội tụ L, quang tâm O, trục chính Ox, tiêu cự f tạo ảnh thật A1’B1’ của một vật sáng A1B1 vuông góc với Ox ( A1 nằm trên Ox ). Dịch chuyển A1 trên Ox và A1B1 song song với chính nó, tới vị trí A2B2 thì thu được ảnh A2’B2’ ngược chiều với ảnh A1’B1’. Trên hình vẽ chỉ cho 3 điểm B1’, O và B2’.

Câu hỏi số 1:

Hãy vẽ trục chính Ox và các tiêu điểm của thấu kính L.

Câu hỏi: 38240

Câu hỏi số 2:

Cho \overline{A_{2}'B_{2}'} = 2\overline{A_{1}'B_{1}'} ; A1A2 = 12 cm và A1’A2’ = 54 cm, hãy tính tiêu cự f của thấu kính L

Câu hỏi: 38241

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com