Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Quang học

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 41:

Một vật sáng AB có dạng đoạn thẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, quang tâm O, A nằm trên trục chính. Thấu kính cho ảnh A’B’. Gọi OA = d, OA’ = d’. Thiết lập công thức liên hệ giữa d,d’ và f trong trường hợp A’B’ là ảnh thật, A’B’ là ảnh ảo.

Câu hỏi: 38236

Câu hỏi số 42:

Hai gương phẳng G1 và G2 được đặt vuông góc với mặt bàn thí nghiệm, góc hợp bởi hai mặt phản xạ của hai gương là \varphi . Một điểm sáng S cố định trên mặt bàn, nằm trong khoảng giữa hai gương. Gọi I và J là hai điểm nằm trên hai đường tiếp giáp giữa mặt bàn lần lượt với các gương G1 và G2 ( như hình vẽ). Cho gương G1 quay quanh I, gương G2 quay quanh J, sao cho trong khi quay mặt phẳng các gương vẫn luôn vuông góc với mặt bàn. Ảnh của S qua G1 là S1, ảnh của S qua G2 là S2. Biết các góc SIJ = α và SJI = β. Tính góc hợp bởi hai gương sao cho khoảng cách S1S2 là lớn nhất

Câu hỏi: 38231

Câu hỏi số 43:

Mặt phản xạ của hai gương hợp với nhau một góc α. Một tia sáng SI tới gương thứ nhất, phản xạ theo phương II’ đến gương thứ hai rồi phản xạ tiếp theo phương I’R. Tìm góc  β hợp bới hai tia SI và I’R. Chỉ xét trường hợp SI nằm trong mặt phẳng vuông góc với giao tuyến của hai phương.

Câu hỏi: 38192

Bài 44:

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt trược thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính. Một màn M đặt vuông góc với trục chính phía sau thấu kính, ở cách vật AB đoạn L

Câu hỏi số 1:

Cho L = 90cm. Thấu kính ở vị trí sao cho ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hiện rõ trên màn. Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh của AB trên màn. Sử dụng vẽ và các phép tính hình học, tìm khoảng cách từ thấu kính đến vật AB

Câu hỏi: 37946

Câu hỏi số 2:

Tìm điều kiện về giá trị khoảng cách L để có được giá trị của thấu kính trong khoảng cách giữa vật AB và màn sao cho A’B’ hiện rõ trên màn

Câu hỏi: 37947

Bài 45:

Đặt vật AB dạng mũi tên cách thấu kính một khoảng 12cm cho ảnh A’B’ = AB. Biết AB  vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính của thấu kính

Câu hỏi số 1:

Tìm tiêu cự của thấu kính

Câu hỏi: 37929

Câu hỏi số 2:

Người ta dịch chuyển vật lên trên và theo phương vuông góc với trục chính một đoạn 4cm trong thời gian là 2 giây. Tìm vận tốc trung bình của ảnh

Câu hỏi: 37930

Câu hỏi số 46:

Hệ quang học gồm một gương phẳng và một thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự f. Gương phẳng đặt tại tiêu diện của thấu kính (hình vẽ). Nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính, cách đều thấu kính và gương.

Bằng cách vẽ đường đi của các tia sáng hãy xác định vị trí của tất cả các ảnh của S qua hệ. (HS tự giải). Tìm khoảng cách giữa các ảnh đó.

(Chú ý: học sinh không dùng công thức thấu kính).

Câu hỏi: 37915

Bài 47:

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.

Câu hỏi số 1:

Nêu ít nhất một ứng dụng của thấu kính này trong thực tế và tính độ bội giác của thấu kính.

Câu hỏi: 37892

Câu hỏi số 2:

Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 20cm, A thuộc trục chính. - Vẽ và xác định vị trí ảnh của AB. (HS tự giải). - Giữ vật cố định và dịch chuyển thấu kính một đoạn x sao cho khoảng cách từ ảnh đến thấu kính giẩm 5cm so với lúc đầu. Xác định x và chiều dịch chuyển của thấu kính.

Câu hỏi: 37893

Bài 48:

Một điểm sáng S nằm ngoài trục chính và gần trục chính của thấu kính hội tụ L1 có tiêu cực 10cm và cách thấu kính 15cm.

Câu hỏi số 1:

Vẽ ảnh của S.

Câu hỏi: 37870

Câu hỏi số 2:

Cho S chuyển động đều theo phương vuông góc với trục chính và ra xa trục chính với tốc độ 3cm/s trong thời gian 1,5s. Xác định chiều và độ dịch chuyển của S’.

Câu hỏi: 37871

Câu hỏi số 3:

L1 và S giữ nguyên như câu 1. Đặt thêm thấu kính hội tụ L2 cùng trục chính với L1 sao cho S nằm giữa hai thấu kính, ảnh của S tạo bởi hai thấu kính đối xứng với nhau qua trục chính. Tính khoảng cách giữa hai thấu kính và tiêu cự của L2.

Câu hỏi: 37872

Bài 49:

Đặt một mẩu bút chì AB ( đầu B vót nhọn ) vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, A nằm trên trục chính như hình vẽ.

Câu hỏi số 1:

A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính. Dựa vào hình vẽ chứng minh công thức sau:                     \frac{1}{OF} = \frac{1}{OA} - \frac{1}{OA'}

Câu hỏi: 37851

Câu hỏi số 2:

Khi mẩu bút chì dịch chuyển dọc theo trục chính lại gần thấu kính thì ảnh ảo của nó dịch chuyển theo chiều nào? Vì sao?

Câu hỏi: 37852

Bài 50:

Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 20cm.

Câu hỏi số 1:

Mắt của người này bị tật gì? Để sửa được tật cần phải đeo kính có tiêu cự là bao nhiêu?

Câu hỏi: 37559

Câu hỏi số 2:

Người này cần đọc một thông báo cách mắt 40 cm, lại quên không mang kính mà chỉ có một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15 cm. Hỏi để đọc được thông báo mà không cần điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kì cách mắt bao nhiêu?

Câu hỏi: 37560

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com