Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Quang học

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 1:

Hai gương phẳng G1 và G2 được đặt vuông góc với mặt bàn thí nghiệm, góc hợp bởi hai mặt phản xạ của hai gương là \varphi . Một điểm sáng S cố định trên mặt bàn, nằm trong khoảng giữa hai gương. Gọi I và J là hai điểm nằm trên hai đường tiếp giáp giữa mặt bàn lần lượt với các gương G1 và G2 (như hình vẽ). Cho gương G1 quay quanh I, gương G2 quay quanh J, sao cho trong khi quay mặt phẳng các gương vẫn luôn vuông góc với mặt bàn. Ảnh của S qua G1 là S1, ảnh của S qua G2 là S2. Biết các góc SIJ = \alpha và SJI = \betaTính góc \varphi hợp bởi hai gương sao cho khoảng cách S1S2 là lớn nhất.

Câu hỏi: 59604

Câu hỏi số 2:

Chiếu một chum sáng hội tụ hình  nón qua một lỗ tròn đường kính a = 5cm trên màn chắn E1. Trên màn chắn E2 đặt phía sau, song song và cách E1 một khoảng l = 20cm ta hứng được hình tròn sáng đường kính b = 4cm. Nếu lắp khít vào lỗ tròn một thấu kính thì trên màn ảnh E2 ta thu được một chấm sáng. Tính tiêu cự thấu kính đó

Câu hỏi: 53564

Câu hỏi số 3:

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, A nằm trên trục chính, cho một ảnh ảo A’B’ nhỏ hơn vật. Biết tiêu điểm F của thấu kính nằm trên đoạn AA’ và cách điểm A một đoạn a = 5cm, cách A’ một đoạn b = 4cm. Dựa vào hình vẽ hãy xác định tiêu cự của thấu kính từ đó suy ra độ lớn của ảnh so với vật 

Câu hỏi: 52436

Bài 4:

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh thật A’B’ cao 2cm. Giữ thấu kính cố định, dời AB lại gần thấu kính một đoạn 45cm thì được ảnh thật A’’B’’ cao 20cm. Biết khoảng cách giữa hai ảnh thật A’B’ và A’’B’’ là 18cm. Hãy xác định:

( khi giải bài toán này thí sinh có thể được áp dụng trực tiếp công thức: và trong đó d: khoảng cách từ vật đến thấu kính; d’: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính; f: tiêu cự thấu kính)

Câu hỏi số 1:

Tiêu cự của thấu kính

Câu hỏi: 44422

Câu hỏi số 2:

Vị trí ban đầu của vật

Câu hỏi: 44423

Bài 5:

Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ tiêu cự f cho ảnh thật A’B’. Gọi giao điểm của thấu kính với trụ chính là quang tâm O của thấu kính. Đặt OA = d: khoảng cách từ vật tới thấu kính; OA’ = d’: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính; OF = f: khoảng cách từ tiêu điểm chính đến thấu kính

Câu hỏi số 1:

Chứng minh: \frac{A'B'}{AB}=\frac{d'}{d} và \frac{1}{d'}+\frac{1}{d}=\frac{1}{f} Áp dụng AB = 2cm, d = 30cm, d’ = 150cm. Tìm tiêu cự f và độ lớn của ảnh A’B’

Câu hỏi: 44373

Câu hỏi số 2:

Từ vị trí ban đầu cách thấu kính 30cm, cho vật sáng AB tiến lại gần thấu kính thêm 10cm. Hỏi A’B’ di chuyển trên khoảng nào?

Câu hỏi: 44374

Câu hỏi số 6:

Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kì cho ảnh A1B1 cao 0,8 cm. Giữ nguyên vật AB và thay thấu kính phân kì bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kì thì thu được ảnh thật A2B2 cao 4 cm. Khoảng cách giữa hai ảnh là 72 cm. Tìm tiêu cự thấu kính và chiều cao của vật.

Câu hỏi: 43634

Câu hỏi số 7:

Khoảng cách từ thủy tinh đến màn lưới mắt là 2cm( coi như không đổi). Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màn lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 84cm

Câu hỏi: 43303

Câu hỏi số 8:

Trên hình 1c cho hai tia sáng (1) và (2) đi từ điểm sáng S qua thấu kính đến ảnh S’. Thấu kính là hội tụ hay phân kì? Ảnh S’ là ảnh thật hay ảnh ảnh ảo? Bằng phép vẽ tia sáng, hãy xác định vị trí các tiêu điểm của thấu kính

Câu hỏi: 43132

Câu hỏi số 9:

Trên hình 1a và hình 1b cho trục chính ∆, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính và hai tia ló (1), (2). Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì? Bằng cách vẽ, hãy xác định điểm sáng S và ảnh S’ của nó

Câu hỏi: 43118

Bài 10:

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính. Một màn M đặt vuông góc với trục chính phía sau thấu kính, ở cách vật AB đoạn L.

Câu hỏi số 1:

Cho L = 90cm. Thấu kính ở vị trí sao cho ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hiệ rõ trên màn. Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh của AB trên màn. Sử dụng hình vẽ và các phép tính hình học, tìm khoảng cách từ thấu kính đến vật AB.

Câu hỏi: 43016

Câu hỏi số 2:

Tìm điều kiện về giá trị khoảng cách L để có được vị trí của thấu kính trong khoảng giữa vật AB và màn sao cho A’B’ hiện rõ trên màn.

Câu hỏi: 43017

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com