Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 21:
Một khối kim loại A có khối lượng m = 490gam, nhiệt độ ban đầu của tA = 800C. Thả khối A vào trong một bình nhiệt kế có chứa nước. Nước trong bình có nhiệt độ ban đầu t0 = 200C, khối lượng m0 = 200 gam, nhiệt dung riêng c0 = 4200 J/kg. Khối kim loại A là hợp kim của đồng và sắt. Khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của đồng là D1 = 8900kg/m3, c1 = 380 J/kg.K, của sắt là D2 = 7800kg/m3, c2 = 460J/kg.K. Khi thả khối A chòm trong nước, thể tích nước trong bình dâng cao thêm 60cm3. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt kế lượng và môi trường xung quanh. Tìm:
Câu hỏi số 1:
Khối lượng của đồng, của sắt trong khối kim loại A
Câu hỏi số 2:
Nhiệt độ t của hệ thống khi có cân bằng nhiệt
Bài 22:
Một quả bóng nhựa có trọng lượng P được thả nổi trong một bình nước. Để giữ cho quả bóng nằm trôi lơ lủng trong nước, ta cần tác dụng lên quả bóng một lực F thẳng đứng hướng xuống, độ lớn của lực F bằng P. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d0 = 104 N/m3
Câu hỏi số 1:
Tìm trọng lượng riêng của quả bóng
Câu hỏi số 2:
Giữ cho quả bóng chìm ở đáy bình nước có độ sâu h = 1m so với mặt nước rồi buông. Hỏi quả bóng có thể đi lên khỏi mặt nước đến độ cao tối đa h’ so với mặt nước là bao nhiêu? Bỏ qua lực cản của nước và không khí. Cho rằng đường kính quả bóng là nhỏ không đáng kể so với độ sâu h, lực đẩy Acsimet FA của nước tác dụng lên quả bóng khi bóng nằm yên trong nước và khi bóng chuyển động trong nước là như nhau
Câu hỏi số 23:
Có hai bình cách nhiệt: bình 1 chứa khối lượng m1 = 3kg nước ở nhiệt độ 300C, bình 2 chứa khối lượng m2 = 5kg nước ở 700C. Người ta rút một lượng nước có khối lượng m từ bình 1 sang bình 2. Sauk hi cân bằng nhiệt, người ta lại rút từ bình 2 sang bình 1 một lượng nước có khối lượng cũng bằng m. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là 31,950C. Tính m và nhiệt độ cân bằng của nước ở bình 2 sau khi rút nước từ bình 1 sang (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt khi rút nước từ bình nọ sang bình kia và giữa nước với bình)
Câu hỏi số 24:
Hãy xác định trọng lượng riêng của 1 chất lỏng với dụng cụ: một lực kế, một chậu nước và một vật nặng. Nêu các bước tiến hành và giải thích.
Bài 25:
Người ta đổ m1 gam nước nóng vào m2 gam nước lạnh thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lạnh tăng 50C. Biết độ chênh lệch nhiệt độ ban đầu của nước nóng và nước lạnh là 800C
Câu hỏi số 1:
Tìm tỷ số
Câu hỏi số 2:
Nếu đổ thêm m1 gam nước nóng nữa vào hỗn hợp mà ta vứa thu được, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ hỗn hợp đo tăng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự mất mát nhiệt
Bài 26:
Cho hai bình cách nhiệt chứa hai chất lỏng khác nhau, có khối lượng khác nhau có nhiệt độ ban đầu khác nhau. Một học sinh dung nhiệ kế lần lượt nhúng đi nhúng lại vào bình 1 rồi bình 2. Chỉ số của nhiệt kế sau 4 lần nhúng lần lượt là: 400C; 80C; 390C; 9,50C
Câu hỏi số 1:
Thiết lập mối quan hệ giữa nhiệt dung của hai bình
Câu hỏi số 2:
Đến lần nhúng thứ 5( lần thứ 3 vào bình 1) nhiệt kế chỉ bao nhiêu?
Câu hỏi số 3:
Sau một số rất lớn lần nhúng như vậy, nhiệt kế chỉ bao nhiêu?
Câu hỏi số 27:
Hãy xác định khối lượng riêng của một viên sỏi. Cho các dụng cụ sau: lực kế, sợi dây( khối lượng dây không đáng kể), bình có nước. Biết viên sỏi bỏ lọt và ngập trong bình nước, trọng lượng riêng xủa nước là d0
Bài 28:
Người ta dẫn 0,1kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 2kg nước ở nhiệt độ 250C. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi của nước lần lượt là C = 4200J/kg.K, L = 2,3.106J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài
Câu hỏi số 1:
Tính nhiệt độ sau cùng của hỗn hợp và khối lượng của nước trong bình
Câu hỏi số 2:
Nếu tiếp tục dẫn vào nhiệt lượng kế trên 0,4 kg hơi nước nữa. Tính nhiệt độ sau cùng của hỗn hợp và khối lượng của nước trong bình lúc này
Câu hỏi số 29:
Một thanh đồng chất tiết diện đều, có khối lượng 10kg, chiều dài l. Thanh được đặt trên hai giá đỡ A và B như hình vẽ. Khoảng cách BC = l. Ở đầu C người ta buộc một vật nặng hình trụ có bán kính đáy 10cm, chiều cao 32cm, trọng lượng riêng của chất làm vật nặng hình trụ là d = 35000 N/m3. Lực ép của thanh lên giá đỡ A bị triệt tiêu. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình ( trọng lượng của dây buộc không đáng kể)
Câu hỏi số 30:
Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì nhiệt đô của nhiệt lượng tăng thêm 500C. Sau đó đổ thêm một ca nước nóng nữa thì thấy nhiệt lượng kế tăng thêm 300C. Hỏi nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 5 ca nước nóng như trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu?
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com