Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Câu hỏi số 31:

Có hai bình cách nhiệt cùng đựng một chất nào đó. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình một trút vào bình hai và ghi lại nhiệt độ hai bình khi cân bằng nhiệt sau mỗi lần trút, được kết quả là: 100C; 150C; 180C. Tính nhiệt độ của chất lỏng ở bình một. Coi nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng múc từ bình một đổ vào bình hai là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.

Câu hỏi: 34144

Bài 32:

Một vật rắn hình lập phương không thấm nước, có cạnh a = 6cm được thả chìm trong một bình nước hình trụ tiết diện S = 108cm2( hình 1). Khi đó mực nước trong bình cao h = 22cm

Câu hỏi số 1:

Tính lực tối thiểu để kéo vật lên theo phương thẳng đứng. Biết khối lượng riêng của vật là D = 1200kg/m3, khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3

Câu hỏi: 34106

Câu hỏi số 2:

Cần kéo vật đi quãng đường nhỏ nhất là bao nhiêu để nhấc nó hoàn toàn ra khỏi nước trong bình

Câu hỏi: 34107

Câu hỏi số 3:

Tính công suất tối thiểu để kéo vật ra khỏi nước trong bình

Câu hỏi: 34108

Câu hỏi số 33:

Một quả cầu sắt có khối lượng mo được nung núng đến nhiệt độ tooC. Nếu thả quả cầu đó vào bình cách nhiệt đựng 5kg nước ở 0oC thì nhiệt độ cuối cùng khi cân bằng nhiệt là t = 2,4oC. Nếu thả quả cầu đó vào bình cách nhiệt đựng 4kg nước ở 25oC thì nhiệt độ cuối cùng khi cân bằng nhiệt là t’ = 28,9oC. Tính khối lượng mo và nhiệt độ ban đầu to của quả cầu. Biết nhiệt dung riêng của sắt, nước lần lượt là 460J/kg.K và 4200J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình nhiệt kế và môi trường.

Câu hỏi: 34104

Câu hỏi số 34:

Để có 1,2kg nước ở 360C, người ta trộn một khối lượng m1 nước ở 150C với khối lượng m3 ở 900C. Hỏi khối lượng nước mỗi loại. Biết nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200J/kg.K

Câu hỏi: 32398

Câu hỏi số 35:

Một bình thông nhau với hai nhánh có đường kính d1 = 10cm và d2 = 20cm chứa nước. Hãy xác định sự thay đổi của mực nước ở hai nhánh  khi thả một miếng gỗ có khối lượng m = 500g vào trong bình thông nhau nói trên. Biết khối lượng riêng của nước là Dn = 1000kg/m3

Câu hỏi: 32396

Câu hỏi số 36:

Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1 = 100 gam, chứa một lượng nước m2 = 500 gam ở cùng nhiệt độ t1 = 150C. Người ta thả vào đó vật m = 150gam hỗn hợp bột nhôm và thiếc đã được nung nóng với nhiệt độ t2 = 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t = 170. Tính khối lượng m3 của nhôm, m4 của thiếc có trong hỗn hợp. Cho biết nhiệt dung riêng của chất là nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm và của thiếc lần lượt là C1 = 460J/kg.K; C2 = 4200J/kg.K, C3 = 900J/kg.K, C4 = 230J/kg.K

Câu hỏi: 32207

Câu hỏi số 37:

Trong một bình nước hình trụ có một khối lượng đá nổi được giữ bằng một sợi dây AB nhẹ, không giãn như hình vẽ. Biết lúc đầu sức căng của sợi dây là 10N. Hỏi mực nước trong bình sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu nếu khối nước đá tan hết? Cho diện tích mặt thoáng của nước trong bình là 100cm3 và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

Câu hỏi: 30885

Bài 38:

Một quả cân làm bằng hợp kim đồng và sắt có khối lượng m, khối lượng đồng và sắt trong quả cân lần lượt là m1, m2 với m1 = 3m2. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380J/kg.K, của sắt là c2 = 460J/kg.K.

Câu hỏi số 1:

Tìm nhiệt dung riêng của quả cân

Câu hỏi: 29970

Câu hỏi số 2:

Quả cân nêu trên được nung nóng đến nhiệt độ 99oC rồi thả vào một bình nhiệt lượng kế chứa một lượng nước có khối lượng M ở nhiệt độ 19oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 29oC. Một quả cân khác cũng có khối lượng m, làm bằng hợp kim đồng và sắt nhưng khối lượng đồng sắt trong quả cân là m1’, m2’. Quả cân này được nung nóng đến 99oC rồi thả vào bình nhiệt lượng kế chứa một lượng nước có khối lượng M ở nhiệt độ 18oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 29oC. Tìm tỉ số \frac{m_{1}'}{m_{2}'}. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh.

Câu hỏi: 29971

Câu hỏi số 39:

Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của rượu với những dụng cụ như sau:

+Lọ thủy tinh rỗng đủ lớn

+2 bình chứa nước và rượu

+Nước có khối lượng riêng Dn

+Cân đồng hồ có độ chính xác cao, có GHĐ và ĐCNN phù hợp

Câu hỏi: 29715

Câu hỏi số 40:

Một chiếc cốc hình trụ có khối lượng m, bên trong chứa một lượng nước cũng khối lượng m ở nhiệt độ t1 = 10oC. Người ta thả vào cốc một cục nước đá có khối lượng M đang ở nhiệt độ 0oC thì cục nước đó chỉ tan được một phần ba khối lượng của nó. Rót thêm một lượng nước có nhiệt độ t2 = 40oC vào cốc, khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cốc nước là 10oC còn nước  trong cốc có khối lượng tăng gấp đôi so với tổng khối lượng nước và đá ban đầu. Hãy xác định nhiệt độ riêng c1 của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,2.103J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ  = 336.103J/kg.

Câu hỏi: 29673

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com