Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 51:

Một bình chứa hình trụ được đặt thẳng đứng, đáy của bình trụ nằm ngang và có diện tích là S = 200cm2, bên trong binh đang chứa nước ờ nhiệt độ t= 60°c. Người ta rót thêm vào bình một lượng dầu thực vật có nhiệt độ t2 = 20°c cho đến khỉ tổng độ cao của cột nước và cột dầu bên trong bình là h = 50cm Xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa nưức và dầu dẫn đến sự cân bằng nhiệt ở nhiệt độ t = 45°c. Cho khối íượng riêng của nước D1 = 1000kg/m3, của dầu D2 = 800kg/m3; nhiệt dung riêng cửa nước C1= 4200J/kg.K và của dầu C2 = 2100J/kg.K. Biết dầu nổi hoàn toàn trên nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng vơi bình và môi trường.

Câu hỏi số 1:

 Tính ti số khối lượng của dầu và nước từ đổ tính độ cao của cột dầu và cột nưốt trong bỉnh

Câu hỏi: 24822

Câu hỏi số 2:

Tính áp suất do khối chất lỏng gây ra tại đáy bình.

Câu hỏi: 24823

Câu hỏi số 52:

 Một ống hình chữ U có tiết diện trong l,2cmchứa thủy ngân. Nhánh bên trái có một cột chất lỏng khối lượng riêng Dcao 9cm, nhánh bên phải có một cột chất lỏng khối lượng riêng D2 cao 8cm. Khí đó, mức thủy ngân ở hai nhánh chữ U ngang bằng nhau. Đổ thêm vào nhánh bên phải 10,2ml chất lỏng D2 nữa thì độ chênh lệch mức chất lỏng ờ hai nhánh chữ U là 7cm. Xác định khối lượng riêng Dvà D2. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13,6 kg/cm3.

Câu hỏi: 24424

Câu hỏi số 53:

Một chiếc ca nô chạy đi chạy lại nhiều lần trên quãng sông thẳng nhất định, người lái ca nô nhận thấy: để đi hết quãng sông, những hôm nước sông chảy thì thời gian ca nô khi xuôi dòng ít hơn thời gian những hôm nước sông đứng yên là 9 phút, khi ngược dòng thì mất nhiều thời gian hơn và đế đi hết quãng sông phải mất một khoảng thời gian là 1h 24 phút. Tính thời gian ca nô chạy hết quãng sông những hôm nước sông yên lặng. Coi tốc độ dòng nước những hôm nước sông chảy đối với bờ là không đổi và công suất ca nô luôn luôn ổn định.

Câu hỏi: 24248

Câu hỏi số 54:

Một bình nhỏ, thành rất mỏng được giữ cổ định trong một bình lớn như hình 2. Ở đáy bình nhỏ có một lỗ tròn trong đó có đặt vừa khít một cái nút hình trụ chiều cao h = 20cm. Nút này có thể chuyển động không ma sát theo phương thẳng đứng. Trong bình nhỏ có chứa dầu, bình lớn chứa nước. Khi nút nằm cân bằng, mực chất lỏng trong bình lớn và nhỏ là như nhau. Mực dầu trong bình nhỏ có độ cao H = 15cm. Trọng lượng riêng của dầu là d1= 8000N/m3, của nước là d= 10000N/m3, của chất làm nút trụ là d = 11000N/m3. Hỏi khi nằm cân bằng thì phần nút nằm trong dầu có chiều cao bao nhiêu?

Câu hỏi: 24227

Câu hỏi số 55:

Một sợi dây dẫn đồng chất, tiết diện đều có chiều dài 24cm. Mắc hai đầu dây vào hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là \frac{10}{9} A. Cắt sợi dây trên thành hai phần không bằng nhau rồi mắc song song vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là 3A. Tìm chiều dài các đoạn dây?

Câu hỏi: 23857

Bài 56:

Một thanh cứng đồng chất, tiết diện đều AB, có khối lượng m = 10,5g, khối lượng riêng D = 1,5g/cm3, chiều dài l = 21cm.

Câu hỏi số 1:

Đặt thanh tì lên mép một chậu nước rộng sao cho đầu B trong chậu thì thanh ngập 1/3 chiều dài trong nước. Hãy xác định khoảng cách từ điểm tì O đến đầu A của thanh.

Câu hỏi: 20872

Câu hỏi số 2:

Giữ nguyên điểm tì, người ta gác đầu B của thanh lên một chiếc phao có dạng một khối trụ rỗng bằng nhôm, có khối lượng M = 8,1g thì thanh nằm ngang và phao ngập trong nước một nửa thể tích. Hãy xác định thể tích phần rỗng bên trong phao.

Câu hỏi: 20873

Bài 57:

Một hình trụ, bán kính đáy R = 9 cm đặt thẳng đứng, bên trong có một pittông phẳng, mép mặt dưới có gờ nằm sát đáy (độ cao của gờ nhỏ không đáng kể). Một ống trụ thành mỏng, bán kính r = 1cm cắm xuyên qua pittông (hình 1). Trọng lượng pittông và ống  trụ P = 31,4 N. Đổ đều nước sạch vào bình qua ống trụ với lượng nước là 40g trong mỗi giây. Hỏi :

 

Câu hỏi số 1:

Nước  ở trong ống trụ lên đến độ cao h nào so với mặt dưới của pittông thì pittông bắt đầu bị đẩy lên khỏi đáy?

Câu hỏi: 20844

Câu hỏi số 2:

Khi đổ hết m = 700g nước thì mặt dưới của pittông ở độ cao nào so với đáy bình?

Câu hỏi: 20845

Câu hỏi số 3:

Vận tốc của pittông khi nó chuyển động đều lên trên bằng bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3. Bỏ qua mọi ma sát.

Câu hỏi: 20846

Bài 58:

Để điều chỉnh mực nước trong một bể cá rộng, người ta dùng một cơ cấu như hình 1. Một ống hình trụ thẳng đứng, đường kính d xuyên qua đáy bể và được đậy kín bởi một tấm kim loại đồng chất hình tròn, đường kính L không chạm thành bể. Tại điểm B có bản lề nối thành ống hình trụ với mép tấm kim loại.

Điểm mép A của đường kính AB được nối với một quả cầu nhẹ rỗng, nhẹ, bán kính R bằng một sợi dây mảnh, không co dãn, độ dài h.

Câu hỏi số 1:

Hỏi khối lượng tấm kim loại bằng bao nhiêu để khi mực nước trong bể dâng tới ngang chính giữa quả cầu thì tấm kim loại bị nâng lên và nước chảy qua ống trụ ra ngoài ? Cho biết khối lượng riêng của nước là D0, xem tấm kim loại là khá mỏng để có thể bỏ qua lực đẩy Acsimet của nước tác  dụng lên nó. Công thức tính thể tích hình cầu bán kính R là \frac{4\pi}{3}R^{3}  .

Câu hỏi: 20825

Câu hỏi số 2:

Áp dụng số : d = 8cm, L = 32cm, R = 6cm, h = 10cm, D0 = 1000kg/cm3. Tính khối lượng kim loại.

Câu hỏi: 20826

Câu hỏi số 59:

Một chiếc cốc hình trụ, khối lượng m, trong đó chứa một lượng nước cũng có khối lượng bằng m đang ở nhiệt độ t1 = 100C. Người ta thả vào trong cốc một cục nước đá có khối lượng M đang ở nhiệt độ 00C thì cục nước đá đó chỉ tan được 1/3 khối lượng của nó và luôn nổi trong khi tan. Rót thêm vào cốc một lượng nước có nhiệt độ t2 = 400C vào cốc. Khi cân bằng nhiệt thì  nhiệt độ của cốc lại là 100C, còn mực nước trong cốc có chiều cao gấp đôi chiều cao sau khi thả cục đá. Hãy xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi với  môi trường xung quanh, sự dãn nở nhiệt của nước và cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,2.103 J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 336.103 J/kg.

Câu hỏi: 20644

Bài 60:

Một bình thông nhau có ba nhánh đựng nước; người ta đổ vào nhánh (1) cột thủy ngân có độ cao h (có tấm màng rất mỏng ngăn không cho TN chìm vào nước) và đổ vào nhánh (2) cột dầu có độ cao bằng 2,5h.

Câu hỏi số 1:

Mực chất lỏng trong nhánh nào cao nhất? Thấp nhất? Giải thích?

Câu hỏi: 20623

Câu hỏi số 2:

Tính độ chênh lệch (tính từ mặt thoáng) của mực chất lỏng ở mỗi nhánh theo h.

Câu hỏi: 20624

Câu hỏi số 3:

Cho dHg = 136000 N/m2d_{H_{2}O}= 10000 N/m^{2}  ,ddầu = 8000 N/m2 và h = 8cm. Hãy tính độ chênh lệch mực nước ở nhánh (2) và nhánh (3).

Câu hỏi: 20625

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com