Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 61:
Một chiếc cốc hình trụ, khối lượng m, trong đó chứa một lượng nước cũng có khối lượng bằng m đang ở nhiệt độ t1 = 100C. Người ta thả vào trong cốc một cục nước đá có khối lượng M đang ở nhiệt độ 00C thì cục nước đá đó chỉ tan được 1/3 khối lượng của nó và luôn nổi trong khi tan. Rót thêm vào cốc một lượng nước có nhiệt độ t2 = 400C vào cốc. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cốc lại là 100C, còn mực nước trong cốc có chiều cao gấp đôi chiều cao sau khi thả cục đá. Hãy xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc. Bỏ qua sự trao đổi với môi trường xung quanh, sự dãn nở nhiệt của nước và cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,2.103 J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 336.103 J/kg.
Bài 62:
Một bình thông nhau có ba nhánh đựng nước; người ta đổ vào nhánh (1) cột thủy ngân có độ cao h (có tấm màng rất mỏng ngăn không cho TN chìm vào nước) và đổ vào nhánh (2) cột dầu có độ cao bằng 2,5h.
Câu hỏi số 1:
Mực chất lỏng trong nhánh nào cao nhất? Thấp nhất? Giải thích?
Câu hỏi số 2:
Tính độ chênh lệch (tính từ mặt thoáng) của mực chất lỏng ở mỗi nhánh theo h.
Câu hỏi số 3:
Cho dHg = 136000 N/m2, ,ddầu = 8000 N/m2 và h = 8cm. Hãy tính độ chênh lệch mực nước ở nhánh (2) và nhánh (3).
Bài 63:
Một thanh đồng chất tiết diện đều có chiều dài AB = l = 40 cm được đựng trong chậu sao cho và
. Thanh được giữ nguyên và quay được quanh điểm O (Hình vẽ).
Người ta đổ nước vào chậu đến khi thanh bắt đầu nổi (đầu không còn tựa lên đáy chậu ) :
Câu hỏi số 1:
Tìm độ cao của cột nước cần đổ vào chậu (tính từ đáy đến mặt thoáng) biết khối lượng riêng của thanh AB và của nước lần lượt là : Dt = 1120 kg/m3 và Dn = 1000 kg/m3?
Câu hỏi số 2:
Thay nước bằng một chất lỏng khác, KLR của chất lỏng phải thế nào để thực hiện được việc trên?
Bài 64:
Cho bình thông nhau có hai nhánh A và B là hình trụ , tiết diện lần lượt là S1 = 100 cm2 và S2 = 200 cm2 (Hình vẽ 2). Hai miệng nằm trên cùng một mặt phẳng ngang. Lúc đầu chứa nước có độ cao đủ lớn, mặt thoáng cách miệng mỗi nhánh là h = 20cm, người ta đổ từ từ dầu vào nhánh B cho tới lúc đầy. Cho khối lượng riêng của nước và dầu lần lượt là D1 = 1000kg/m3, D2 = 750kg/m3.
Câu hỏi số 1:
Tính khối lượng dầu đã đổ vào nhánh B.
Câu hỏi số 2:
Sau khi đổ đầy vào dầu nhánh B, người ta thả nhẹ nhàng một vật hình trụ đặc, đồng chất tiết diện S3 = 60cm3, cao h3 = 10cm, khối lượng riêng D3 = 600kg/m3 vào nhánh A. Hãy tính khối lượng dầu tràn ra ngoài.
Câu hỏi số 65:
Có hai bình cách nhiệt đựng cùng một chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 1 đổ vào bình 2 và ghi lại nhiệt độ khi cân bằng sau mỗi lần đổ là : t1 = 100C, t2 = 17,50C, t3( bỏ sót không ghi), t4 = 250C. Hãy tìm nhiệt độ t3 và nhiệt độ t01 của chất lỏng ở bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng mà mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa chất lỏng với bình, ca và môi trường bên ngoài.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com