Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Chuyên đề này giúp các em giải được các bài tập về cân bằng và sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài tập luyện
Câu hỏi số 1:
Cho phản ứng hóa học sau: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) -> Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).
Khi thay đổi một trong các yếu tố (giữ nguyên các yếu tố khác):
(1) Tăng nhiệt độ.
(2) Tăng nồng độ Na2S2O3.
(3) Giảm nồng độ H2SO4.
(4) Giảm nồng độ Na2SO4.
(5) Giảm áp suất của SO2.
Có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố trên làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho ?
Câu hỏi số 2:
Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi: X(khí) <=> 2Y(khí)Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: Tại thời điểm ở 350C trong bình có 0,730 mol X; Tại thời điểm ở 450C trong bình có 0,623 mol X.Có các phát biểu sau về cân bằng trên :
(1) Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.
(2) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
(3) Thêm tiếp Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
(4) Thêm xúc tác thích hợp vào hỗn hợp cân bằng thì cân bằng vẫn không chuyển dịch.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
Câu hỏi số 3:
Cho cân bằng: CH4(k) + H2O(k) ↔ CO(k) + 3H2(k). Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là
Câu hỏi số 4:
Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0 xảy ra trong bình kín. Nhận xét nào sau đây là sai ?
Câu hỏi số 5:
Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) ; DH > 0.Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:(a) Tăng nhiệt độ; (b) Thêm một lượng hơi nước;(c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác;(e) thêm một lượng CO2;Trong những tác động trên, có bao nhiêu tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
Câu hỏi số 6:
Xét phản ứng trong quá trình luyện gang
Fe2O3 (r) + 3CO (k) 2Fe (r)+ 3CO2(k); ∆H >0
Có các biện pháp:
(1) Tăng nhiệt độ phản ứng
(2) Tăng áp suất chung của hệ
(3) Giảm nhiệt độ phản ứng
(4) Dùng chất xúc tác
Yếu tố giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên là:
Câu hỏi số 7:
Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ;H < 0
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:
Câu hỏi số 8:
Cho cân bằng: 2NO2 (màu nâu) N2O4(không màu); ∆H0 <0
nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào nước đá thì hỗn hợp:
Câu hỏi số 9:
Cho các phản ứng sau:
(1) N2(k) + 3H2(k) -> 2NH3(k)
(2) 2C(r) + O2(k) -> 2CO(k)
(3) 2SO2(k) + O2(k) -> 2SO3(k)
(4) H2(k)+ Cl2(k) -> 2HCl(k)
Khi tăng áp suất, số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
Câu hỏi số 10:
Cho cân bằng hóa học sau diễn ra trong hệ kín:
2NO2 (khí, màu nâu đỏ) N2O2 (khí, không màu)
Biết rằng khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn. Các yếu tố tác động vào hệ cân bằng trên đều làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều nghịch là
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com