Câu hỏi số 1:

(3,0 điểm)

Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn trích sau:    

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”

          (Trích “Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” – Nguyễn An Ninh)

Câu hỏi: 79072

Câu hỏi số 2:

a: Theo chương trình Cơ bản (Dành cho các lớp A,V) (7,0 điểm) 

Phân tích đoạn thơ sau trong tác phẩm “Vội vàng” để thấy được tình yêu cuộc sống  trần thế đắm say, tha thiết của thi nhân:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hang mi;

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Câu hỏi: 79080

Câu hỏi số 3:

b: Theo chương trình Nâng cao (Dành cho các lớp D) (7,0 điểm) 

Có ý kiến cho rằng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Qua việc phân tích tác phẩm, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 

Câu hỏi: 79083