Câu hỏi số 1:

Cho hàm số y = x3 – 3mx2 + 3m3   (1), m là tham số thực.a)Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số (1) khi m = 1.b)Tìm m để đồ thị hàm số (1) có hai điểm cực trị A và B sao cho tam giác OAB có diện tích bằng 48.

Câu hỏi số 2:

Giải phương trình 2(cosx + √3sinx)cosx = cosx - √3sinx + 1.

Câu hỏi số 3:

Giải bất phương trình x + 1 + \sqrt{x^{2}-4x+1}≥ 3√x.

Câu hỏi số 4:

Tính tích phân I = \int_{0}^{1}\frac{x^{3}}{x^{4}+3x^{2}+2}dx.

Câu hỏi số 5:

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC với SA  = 2a, AB = a. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên cạnh SC. Chứng minh SC vuông góc với mặt phẳng (ABH). Tính thể tích của khối chóp S.ABH theo a.

Câu hỏi số 6:

Cho các số thực x, y, z thỏa mãn các điều kiện x + y + z = 0 và x2 + y2 + z2 = 1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P = x5 + y5 + z5.

Câu hỏi số 7: Vận dụng

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho các đường tròn (C1): x2 + y2 = 4, (C2): x2 + y2 – 12x + 18 = 0 và đường thẳng d : x – y – 4 = 0. Viết phương trình đường tròn có tâm thuộc (C2), tiếp xúc với d và cắt (C1) tại hai điểm phân biệt A và B sao cho AB vuông góc với d.

Câu hỏi số 8: Nhận biết

Tần số mạch dao động điện từ lí tưởng được xác định bởi biểu thức

Câu hỏi số 9: Thông hiểu

Trong một lớp học gồm 15 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 học sinh lên bảng giải bài tập. Tính xác suất để 4 học sinh được gọi có cả nam và nữ.

Câu hỏi số 10: Vận dụng

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình thoi ABCD có AC = 2BD và đường tròn tiếp xúc với các cạnh của hình thoi có phương trình x2 + y2 = 4. Viết phương trình chính tắc của elip (E) đi qua các đỉnh A, B, C, D của hình thoi. Biết A thuộc Ox.

Câu hỏi số 11: Vận dụng

Trong không gian với hệ tạo độ Oxyz, cho A(0; 0 ; 3), M(1; 2; 0). Viết phương trình mặt phẳng (P) qua A và cắt các trục Ox, Oy lần lượt tại B, C sao cho tam giác ABC có trọng tâm thuộc đường thẳng AM.

Câu hỏi số 12: Thông hiểu

Gọi z1 và z2 là hai nghiệm phức của phương trình z2 - 2√3iz – 4 = 0 . Viết dạng lượng giác của z1 và z2.