Câu hỏi số 1: Chưa xác định
Dãy sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần độ phân cực của liên kết?
A. HF < HCl < HBr < HI.
B. HI < HBr < HCl < HF.
C. HCl < HF <HBr < HI.
D. HCl < HBr < HF < HI.
Câu hỏi số 2: Chưa xác định
Trong quá trình sản xuất gang xảy ra phản ứng : Fe2O3 (r) + 3CO (k) 2Fe(r) + 3CO2(k); ∆H>0 Có các biện pháp : (1).Tăng nhiệt độ phản ứng. (2).Tăng áp suất chung của hệ. (3). Giảm nhiệt độ phản ứng. (4).Dùng chất xúc tác. Yếu tố giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên là
A. (1).
B. (1), (4).
C. (3).
D. (2), (3), (4).
Câu hỏi số 3: Chưa xác định
Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+,CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2,Al2(SO4)3, NaNO3.
Câu hỏi số 4: Chưa xác định
Thực hiện các thí nghiệm sau: (I).Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (III).Sục hỗn hợp NO2 và O2 vào nước. (IV).Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc nóng. (V).Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. (VI).Cho SiO2 vào dung dịch HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là
A. 3.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Câu hỏi số 5: Chưa xác định
Cho các kim loại: Cu,Al, Fe, Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái sang phải) là
A. Fe < Al <Cu < Ag.
B. Fe <Ag <Al < Cu.
C. Fe < Al < Ag < Cu.
D. Al < Fe < Cu < Ag.
Câu hỏi số 6: Chưa xác định
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 297.
B. 405.
C. 486.
D. 324.
Câu hỏi số 7: Chưa xác định
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1).Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2). Cho dung HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]) (3).Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4).Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (5).Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]) (6).Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm kết tủa.
Câu hỏi số 8: Chưa xác định
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
A. Poliacrylonitrin.
B. Poli(metyl meta crylat).
C. Poli stiren.
D. Poli(etilen terephtalat).
Câu hỏi số 9: Chưa xác định
Cho 26,8 gam KHCO3 và NaHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 6,72 lít khí (đktc). Sau phản ứng cô cạn được a gam muối khan. Giá trị của a gam là
A. 34,45.
B. 20,15.
C. 19,45.
D. 19,15.
Câu hỏi số 10: Chưa xác định
Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng CTPT C5H10O2 phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4.
B. 5.
C. 8.
D. 9.
Câu hỏi số 11: Chưa xác định
Có các lọ riêng biệt mất nhãn đựng các dung dịch không màu: AlCl3, ZnCl2, FeSO4, Fe(NO3)3, NaCl. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt các lọ mất nhãn trên là dung dịch
A. NaOH.
B. Na2CO3.
C. Ba(OH)2.
D. NH3.
Câu hỏi số 12: Chưa xác định
Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. Fe3O4.
B. Fe(OH)2.
C. FeS.
D. FeCO3.
Câu hỏi số 13: Chưa xác định
Cho các chất sau: HCl, NaOH, Na3PO4, Na2CO3, Ca(OH)2. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu hỏi số 14: Chưa xác định
Hòa tan 4,0 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X( hóa trị II ,đứng trước H2 trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư,thu được 2,24 lít khí H2( đktc). Để hòa tan 2,4 gam X thì cần dùng chưa đến 250ml dung dịch HCl 1M. X là
A. Ca.
B. Mg.
C. Ba.
D. Zn.
Câu hỏi số 15: Chưa xác định
Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M, H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Dung dịch Y gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Để trung hòa 300ml dung dịch X cần dùng vừa đủ Vml dung dịch Y. Giá trị của V là
A. 200.
B. 333,3.
C. 600.
D. 1000.
Câu hỏi số 16: Chưa xác định
Dãy nào dưới đây gồm tất cả các chất làm đổi màu quỳ tím ẩm?
A. H2NCH2COOH ; C6H5OH; C6H5NH2.
B. H2NCH2COOH; HCOOH; CH3NH2.
C. CH3NH2; (COOH)2; HOOC[CH2]CH(NH2)COOH.
D. H2N[CH2]2NH2; HOOC[CH2]4COOH; C6H5OH.
Câu hỏi số 17: Chưa xác định
Cho 28,8 gam bột Cu vào 200ml hỗn hợp axit HNO3 1,0M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 1,12.
C. 6,72.
D. 2,24.
Câu hỏi số 18: Chưa xác định
Cho sơ đồ phản ứng: Stiren X Y Z. Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, C6H5COCH2Br.
B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, C6H5CH2COOH.
C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, m-Br C6H4CH2COOH.
D. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, m-Br C6H4COCH3.
Câu hỏi số 19: Chưa xác định
Cho 7,68 gam Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 0,6M, và H2SO4 0,5M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan là
A. 19,76 gam.
B. 20,16 gam.
C. 19,20 gam.
D. 22,56 gam.
Câu hỏi số 20: Chưa xác định
Cho 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1,5M tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
A. 30,6 gam.
B. 8,0 gam.
C. 15,3 gam.
D. 23,4 gam.
Câu hỏi số 21: Chưa xác định
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm CuO, Na2O, Al2O3 vào nước được 400ml dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn Z chỉ gồm một chất. Lọc tách Z rồi cho luồng khí H2 dư qua Z nung nóng thu được chất rắn T. Hòa tan hoàn toàn T bằng dung dịch HNO3 dư được 0,448 lít khí (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 18,0.
B. 26,0.
C. 34,8.
D. 18,4.
Câu hỏi số 22: Chưa xác định
Nung nóng hoàn toàn 28,9 gam hỗn hợp KNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí sinh ra được dẫn vào nước lấy dư thì còn 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (coi oxi không tan trong nước).% khối lượng KNO3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 92,53%.
B. 65,05%.
C. 34,95%.
D. 17,47%.
Câu hỏi số 23: Chưa xác định
Phát biểu đúng là
A. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3.
B. Phenol phản ứng được với nước brom.
C. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.
D. Thủy phân bezyl clorua thu được phenol.
Câu hỏi số 24: Chưa xác định
Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 thu được 448ml khí X (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Khí X và số mol HNO3 đã tham gia phản ứng lần lượt là
A. NO và 0,56.
B. N2O và 0,58.
C. NO2và 0,56.
D. NO và 0,2.
Câu hỏi số 25: Chưa xác định
Đốt m gam Al trong 6,72 lít khí O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2( các thể tích đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 5,4.
B. 8,1.
C. 10,8.
D. 16,2.
Câu hỏi số 26: Chưa xác định
Tổng số chất hữu cơ mạch hở , có cùng CTPT là C2H4O2 là
B. 1.
C. 2.
Câu hỏi số 27: Chưa xác định
Số chất không tham gia phản ứng tráng bạc là Cho các chất sau: tinh bột ; glucozơ; saccarozơ ; mantozơ; xenlulozơ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu hỏi số 28: Chưa xác định
Hai chất X, Y có cùng CTPT C4H10O. Biết -Khi thực hiện phản ứng tách nước (H2SO4 đặc, 1700C), mỗi chất chỉ tạo một anken. -Khi oxi hóa X, Y bằng oxi(CuO, t0), mỗi chất cho một anđêhit. -Khi cho anken tạo thành từ Y hợp nước (H+,t0) thu được hỗn hợp ancol bậc 1 và bậc 3. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. 2-metylpropan-2-ol và butan-1-ol.
B. Butan-1-ol và 2-metylpropan-1-ol.
C. Butan-2-ol và 2-metlpropan-1-ol.
D. 2-metylpropan-1-ol và butan-1-ol.
Câu hỏi số 29: Chưa xác định
Dãy gồm các chất đều phản ứng với HCOOH là
A. AgNO3/NH3, CH3NH2, C2H5OH, KOH, Na2CO3.
B. NH3, K, Cu, NaOH, O2, H2.
C. Na2O, NaCl, Fe, CH3OH, C2H5Cl.
D. CH3NH2, C2H5OH, KOH, NaCl.
Câu hỏi số 30: Chưa xác định
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O tạo ra lần lượt là
A. 0,05 va 0,05.
B. 0,05 và 0,1.
C. 0,1 và 0,1.
D. 0,1 và 0,15.
Câu hỏi số 31: Chưa xác định
Cho các chất sau: CH3COOH (X), C2H5COOH(Y), CH3COOCH3(Z), CH3CH2CH2OH (T). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là
A. T, X, Z, Y.
B. Z, T, X, Y.
C. X, Z, T, Y.
D. X, Y, T, Z.
Câu hỏi số 32: Chưa xác định
Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit acboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là
A. C2H4O2 và C3H4O2.
B. C2H4O2 và C3H6O2.
C. C3H4O2 và C4H6O2.
D. C3H6O2 và C4H8O2.
Câu hỏi số 33: Chưa xác định
Phản ứng nào sau đây không được dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo phân tử của glucozơ?
A. Hòa tan Cu(OH)2 để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức –OH.
B. Phản ứng với (CH3CO)2O để chứng minh có 5 nhóm –OH trong phân tử.
C. Tác dụng với Na để chứng minh phân tử có 5 nhóm –OH.
D. Phản ứng tráng bạc để chứng tỏ trong phân tử glucozo có nhóm chức-CHO.
Câu hỏi số 34: Chưa xác định
Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 18,655 gam kết tủa. Tên hai kim loại kiềm trên là
A. Na và K.
B. Rb và Cs.
C. Li và Na.
D. K và Rb.
Câu hỏi số 35: Chưa xác định
Hỗn hợp X gồm 2 ancol. Đốt cháy hoàn toàn 8,3 gam X bằng 10,64 lít O2 thu được 7,84 lít CO2, các thể tích khí đều đo ở đktc. Hai ancol trong X là
A. CH3CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.
B. CH3CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH.
C. HOCH2CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH.
D. HOCH2CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH.
Câu hỏi số 36: Chưa xác định
Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan, Khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NC3H6COOH.
B. (H2N)2C4H7COOH.
C. H2NC2H3(COOH)2.
D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu hỏi số 37: Chưa xác định
Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 là
A. Có khí thoát ra làm xanh quỳ tím ẩm.
B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
C. Có khói màu trắng bay ra.
D. Xuất hiện kết tủa màu trắng.
Câu hỏi số 38: Chưa xác định
Liên kết hóa học giữa nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. Cộng hóa trị không phân cực.
B. Hiđro.
C. Ion.
D. Cộng hóa trị phân cực.
Câu hỏi số 39: Chưa xác định
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. But-2-in.
B. But-2-en.
C. 1,2-đicloetan.
D. 2-clopropen.
Câu hỏi số 40: Chưa xác định
Hỗn hợp X có 2 este đơn chức là đồng phân của nhau. Cho 5,7 gam hỗn hợp X, tác dụng vừa hết với 100ml dung dịch NaOH 0,5M thu được hỗn hợp Y có hai ancol bền, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Y kết hợp vừa hết với ít hơn 0,06 gam H2. Công thức este là
A. C2H3COOC3H7 và C3H7 COOC2H5.
B. C3H5COOC3H7 và C3H7COOC3H5.
C. C3H5COOC2H5 và C3H7COOC2H3.
D. C2H3COOC3H7 và C2H5COOC3H5.
Câu hỏi số 41: Chưa xác định
Thủy phân m gam tinh bột sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu suất quá trình sản xuất ancol etylic là 80% thì m có giá trị là
A. 486,0.
B. 607,5.
C. 759,4.
D. 949,2.
Câu hỏi số 42: Chưa xác định
X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí gồm X và O2 dư ở 1500C có áp suất 2atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 1500C vẫn áp suất 2atm. Người ta trộn 9,6 gam X với hiđro rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng (H= 100%) thì thu được hỗn hợp Y. Khối lượng mol trung bình của Y có thể là
A. 42,5.
B. 46,5.
C. 48.5.
D. 52,5.
Câu hỏi số 43: Chưa xác định
Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2(đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là
A. 2,16.
B. 8,64.
C. 9,72.
D. 10,8.
Câu hỏi số 44: Chưa xác định
Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH trộn theo tỉ lệ 1:1. Cho 10,6 gam hỗn hợp X tác dụng với 11,5 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa đạt 80%). Giá trị của m là
A. 12,96.
B. 17,6.
C. 14.08.
Câu hỏi số 45: Chưa xác định
Hợp chất hữu cơ X công thức phân tử dạng CxHyOz trong đó oxi chiếm 29,09% về khối lượng . Biết X tác dụng với NaOH theo tirleej mol 1: 2 và khi brom hóa X chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất. Tên gọi của X là
A. Benzen-1,3-điol.
B. Benzen-1,4-điol.
C. Axit 4-hiđroxibenzoic.
D. Axit 2-hiđroxibenzoic (axit salixylic)
Câu hỏi số 46: Chưa xác định
Hỗn hợp M gồm 2 chất hữu cơ X, Y kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 1,29gam hỗn hợp M, cho toàn bộ sản phẩm cháy (Chỉ có CO2 và H2O) vào bình nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 4,17 gam và tạo ra 6,0 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. C2H5OH và C3H7OH.
B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. CH3CHO và C2H5CHO.
D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2
Câu hỏi số 47: Chưa xác định
Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hòn toàn hỗn hợp Y rồi dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng 14.4 gam , bình (2) tăng m gam. Giá trị của m là
A. 6,0.
B. 9,6.
C. 22,0.
D. 35,2.
Câu hỏi số 48: Chưa xác định
Oxi hóa m gam một hỗn hợp X gồm fomanđêhit và axetanđehit bằng oxi ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các axit hữu cơ. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng x. Khoảng biến thiên của x bằng
A. 1,30 < x < 1,50.
B. 1,36 < x < 1,50.
C. 1,30 < x < 1,53.
D. 1,36 < x < 1,53.
Câu hỏi số 49: Chưa xác định
Hỗn hợp X gồm 2 anđehit. Cho 11,6 gam X tác dụng với dung dịch chứa AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam Ag kết tủa. Hiđro hóa hoàn toàn 11,6 gam X cần dùng vừa hết 6,72 lít khí H2(đktc). Các anđehit trong X là:
A. OHCCHO và OHCCH2CHO.
B. CH3CHO và CH3CH2CHO.
C. CH2=CHCHO và CH3CH=CHCHO.
D. CH3CHO và CH2=CH-CHO
Câu hỏi số 50: Chưa xác định
Xà phòng hóa hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp hai este đơn chức X, Y (MX < MY) cần dùng hết 110ml dung dịch NaOH1M thu được hỗn hợp hai muối và 2,9 gam anđêhit T. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2 và CH3-COO-C6H4-CH3.
B. CH3-COO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-CH2-C6H5.
C. CH3-COO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-C6H4-CH3
D. CH3-COO-CH2-CH=CH2 và CH3-COO-C6H4-CH3.