Câu hỏi số 1: Chưa xác định
Có 3 tế bào I, II, III đều nguyên phân với số đợt không bằng nhau và nhỏ dần từ tế bào I đến tế bào III đã tạo ra tất cả 168 tế bào con. Mỗi tế bào trên có số đợt nguyên phân lần lượt là:
A. 7, 5, 3.
B. 6, 5, 3.
C. 5, 4, 3.
D. 6, 4, 3.
Câu hỏi số 2: Chưa xác định
Một loài có bộ NST 2n = 16, chu kì nguyên phân là 30 phút, kì trung gian xảy ra trong 10 phút, mỗi kì còn lại 5 phút. Bắt đầu từ đầu kì trung gian lần nguyên phân thứ nhất, số NST môi trường cần cung cấp cho tế bào tại các thời điểm sau 30 phút và sau 70 phút lần lượt là:
A. 16 và 48.
B. 32 và 48.
C. 16 và 112.
D. 48 và 112.
Câu hỏi số 3: Chưa xác định
Trong cùng thời gian, tế bào A có chu kì nguyên phân gấp đôi tế bào B đã tạo ra tất cả 272 tế bào con. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào lần lượt là:
A. 4 và 8.
B. 2 và 4.
C. 1 và 2.
D. 8 và 4.
Câu hỏi số 4: Chưa xác định
Virut kí sinh ở động vật và người có loại axit nuclêic nào:
A. AND và ARN.
B. ADN hoặc ARN.
C. ARN.
D. ADN.
Câu hỏi số 5: Chưa xác định
Gen cần được môi trường cung cấp 15120 nuclêôtit tự do khi tái bản trong đó có 2268 Guanin. Số nuclêôtit của gen trong đoạn từ [2100 - 2400]. Chiều dài của gen trên là:
A. 0,7344 µm.
B. 1836 Å.
C. 2754 Ằ.
D. 3672 Å.
Sử dụng giữ liệu sau đẩ trả lời câu hỏi 19 - 23
Xét căp alen Bb dài 3060 Å.Alen B có tỉ lệ ; alen b có 2160
liên kết hyđrô. Trong tế bào đột biến mang các alen trên có 1080 nuclêôtit loại T.
Câu hỏi số 6: Chưa xác định
Đột biến trên thuộc loại:
A. Đột biến gen.
B. Đột biến dị bội.
C. Đột biến đa bội.
D. Có thể thuộc một trong ba loại trên.
Câu hỏi số 7: Chưa xác định
Kiểu gen của thể đột biến trên là:
A. bb, BBb.
B. bb, BBb, BBBB.
C. BBBB, BBb.
D. BBb, BBBB.
Câu hỏi số 8: Chưa xác định
Nếu thuộc loại đột biến tam bội, cá thể này tạo các giao tử có tỉ lệ:
A. 1BB : 2Bb : 2B : 1b.
B. 1BB : 1Bb.
C. 1BB : 1Bb : 1B : 1b.
D. Không tạo được giao tử.
Câu hỏi số 9: Chưa xác định
Nếu thuộc loại đột biến gen thì đây là:
A. Đột biến trội.
B. Đột biến lặn.
C. Đột biến giao tử.
D. Đột biến tiền phôi.
Câu hỏi số 10: Chưa xác định
Nếu thể đột biến trên, do tác dụng của cônsixin, giao tử của cá thể đó là:
A. BB, Bb.
B. BB, Bb, bb.
C. BB.
D. B, b, BB.
Câu hỏi số 11: Chưa xác định
Đột biến gen là gì?
A. Là sự biến đổi vật chất, di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. Là đột biến xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu hỏi số 12: Chưa xác định
Dạng đột biến gen thường gặp là:
A. Mất hoặc thêm một hay một số cặp nuclêôtit.
B. Thay thế một hay một số cặp nuclêôtit.
C. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
D. Câu A và B đúng.
Câu hỏi số 13: Chưa xác định
Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây:
A. Khi tế bào đang còn non.
B. Khi NST đang đóng xoắn.
C. Khi ADN tái bản.
D. Khi ADN phân li cùng với NST ở kì sau của quá trình phân bào.
Câu hỏi số 14: Chưa xác định
Đột biến NST là gì?
A. Là sự phân li không bình thường của NST xảy ra trong phân bào.
B. Là những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.
C. Là sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.
D. Là sự thay đối trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN của NST.
Câu hỏi số 15: Chưa xác định
Những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến đột biến NST?
I. ADN nhân đôi sai ở một điểm nào đó trên NST.
II. Do NST đứt gãy, đoạn này kết hợp với một NST khác,
III. Sự trao đổi đoạn xảy ra ở kì trước I giảm phân giữa 2 crômatit của cặp NST đồng dạng.
IV. Sự phân li không bình thường cứa NST, xảy ra ớ kì sau của quá trình phân bào.
V.Sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào.
Phương án đúng là:
A. II, III và IV.
B. III, IV và V.
C. II, IV và V.
D. I. II, III và IV.
Câu hỏi số 16: Chưa xác định
Những trường hợp nào sau đây thuộc dạng đột biến cấu trúc NST?
I. Mất, lặp thêm, thay thế hay đảo vị trí một số cặp nuclêôtit trong ADN của NST.
II. Mất đoạn hay đảo đoạn.
III. Trao đổi đoạn giữa 2 crômatit của cặp NST đồng dạng.
IV. Chuyển đoạn tương hỗ hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.
V. Lặp đoạn.
A. II, IV và V.
B. II, III, IV và V.
C. I, II và IV.
D. I, II, IV và V.
Câu hỏi số 17: Chưa xác định
Công nghệ sinh học là:
A. Quá trình tổng hợp các hợp chất sinh học trong công nghệ.
B. Là công nghệ sản xuất các hợp chất sinh học trên quy mô lớn, rút ngắn thời gian và hạ giá thành hàng vạn lần.
C. Công nghệ làm gen đột biến, cho năng suất cao.
D. Quá trình tạo ra các cơ thể sống trong công nghệ.
Câu hỏi số 18: Chưa xác định
Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên (A), và dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hóa học của (B) và (C). (A), (B), (C) lần lượt là:
A. ADN; virut và vi khuẩn.
B. Vật liệu di truyền; ADN và di truyền vi sinh vật.
C. Vật liệu di truyền; axit nuclêic và di truyền vi sinh vật.
D. Vật liệu di truyền; prôtêin và vi sinh.
Câu hỏi số 19: Chưa xác định
Kĩ thuật chuyển gen là:
A. Kĩ thuật chuyển gen từ tế bào loài này sang tế bào loài khác.
B. Kĩ thuật chuyển gen từ tế bào nhận sang tế bào cho.
C. Kĩ thuật làm vốn gen của loài tăng lên.
D. Kĩ thuật làm tăng năng suất vật nuôi, cây trồng.
Câu hỏi số 20: Chưa xác định
Thứ tự các giai đoạn của kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng plasmit làm thể truyền là:
A. Phân lập ADN, tách dòng ADN, cắt và nối ADN.
B. Tạo ADN plasmit tái tổ họp, cắt và nối ADN, chuyến ADN vào tế bào nhận.
C. Phân lập ADN, tạo ADN plasmit tái tổ hợp, chuyên ADN plasmit tái tổ hợp vào tế bào nhận, phát hiện dòng vi khuẩn có mang ADN plasmit tái tổ hợp.
D. Phân lập ADN, tạo ADN plasmit tái tổ hợp, chuyên ADN plasmit tái tổ hợp vào tế bào cho.
Câu hỏi số 21: Chưa xác định
Khi đề cập đến plasmit, nội dung nào sau đây sai?
I. Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
II. Dùng làm thể truyền (vectơ) trong phương pháp cấy gen.
III. Chứa từ 8000 - 200000 nuclêôtit.
IV. Nhân đôi độc lập với NST.
V. Có mạch thẳng gồm hai mạch xếp song song nhau.
A. I, III và V.
B. III và V.
C. II và V.
D. V.
Câu hỏi số 22: Chưa xác định
Tại sao khó nghiên cứu di truyền ở người?
A. Do con người sống thành xã hội phức tạp.
B. Do bộ NST của các chủng tộc rất khác nhau.
C. Do người sinh sản chậm, ít; bộ NST phức tạp; khó gây đột biến; do luật kết hôn.
D. Người không tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như các sinh vật khác.
Câu hỏi số 23: Chưa xác định
Phương pháp nào sau đây được sử dụng riêng cho nghiên cứu về di truyền người?
A. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh và nghiên cứu chủng tộc.
B. Nghiên cứu tế bào, nghiên cứu phả hệ và sự di truyền bệnh máu khó đông.
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu bệnh mù màu và nghiên cứu phả hệ.
D. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh và nghiên cứu tế bào.
Câu hỏi số 24: Chưa xác định
Trong quá trình phát sinh sự sống, từ các hợp chất vô cơ đã tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ nhờ sự có mặt của:
A. Dung nham nóng bỏng của Trái Đất.
B. Các cơn mưa hàng ngàn năm.
C. Năng lượng mặt trời, bức xạ nhiệt, tia lửa điện.
D. Các enzim xúc tác.
Câu hỏi số 25: Chưa xác định
Trong giai đoạn tiến hóa học của quá trình phát sinh sự sống đã xảy ra:
A. Sự phân giải các hợp chất hữu cơ.
B. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.
C. Sự tạo thành côaxecva.
D. Sự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
Câu hỏi số 26: Chưa xác định
Trong quá trình phát triển của sinh vật, đặc điểm nổi bật ở đại Trung sinh là:
A. Sự phát triển ưu thế cùa thực vật hạt kín và thú.
B. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.
C. Thực vật.
D. Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.
Câu hỏi số 27: Chưa xác định
Theo Đacuyn, cơ sở của chọn lọc nhân tạo là:
A. Các biến dị di truyền và không di truyền.
B. Tính biến dị và di truyền của sinh vật.
C. Các biến dị có lợi và không có lợi.
D. Các biến dị tổ hợp và đột biến.
Câu hỏi số 28: Chưa xác định
Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người, phải dựa vào các nhân tố:
A. Đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo.
B. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo.
C. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
D. Đột biến, giao phối, chọn lọc.
Câu hỏi số 29: Chưa xác định
Theo Đacuyn, phân li tính trạng của vật nuôi, cây trồng là hiện tượng:
A. Bố mẹ cùng một tính trạng, con có sự phân li về kiểu hình khác với bố mẹ.
B. Hiện tượng phân tính của thế hệ sau, do bố mẹ mang gen dị hợp.
C. Từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu, đã hinh thành các sinh vật rất khác xa nhau và khác xa tố tiên ban đầu của chúng.
D. Không câu nào đúng.
Câu hỏi số 30: Chưa xác định
Những nội dung nào sau đây đúng trong quần thể giao phối.
I. Tần số kiểu gen dị hợp càng cao hơn so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5.
II. Tần số các alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp bấy nhiêu.
III. Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số các alen càng gần 0
IV. Tần số các alen càng xa 0,5 và gần 1 hoặc 0 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với tần số kiểu gen dị hợp bấy nhiêu.
A. I,II, IV
B. II, III, IV.
C. I, III, V.
D. I, II,III.IV
Câu hỏi số 31: Chưa xác định
Khi nghiên cứu hướng tiến hóa về công cụ lao động của các dạng hóa thạch, kết luận nào sau đây hoàn chỉnh nhất?
A. Công cụ lao động ngày càng phức tạp, tinh xảo, chứng tỏ não bộ ngày càng hoàn thiện, xuất hiện các trung tâm điều khiển.
B. Công cụ ngày càng phức tạp và hiệu quả hơn như bắt đầu từ côn, gậy, đá.
C. Công cụ lao động ngày càng tinh xảo, nên con người ngày càng bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
D. Từ chỗ sử dụng công cụ thô sơ như côn, gậy, đá, đến dùng da thú, búa có lỗ, móc câu bằng xương.
Câu hỏi số 32: Chưa xác định
Các loại nhân tố chi phối quá trinh phát triển loài người gồm:
A. Nhân tố vô cơ và nhân tố hữu cơ.
B. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội.
C. Nhân tố sinh học và nhân tố hóa học.
D. Nhân tố vật lí, nhân tố hóa học và nhân tố sinh học.
Câu hỏi số 33: Chưa xác định
Về mặt di truyền, có các loại quần thể sau:
A. Quần thể giao phối và quần thể sinh sản.
B. Quần thể sinh học và quần thể sinh thái.
C. Quần thể tự phối (nội phối) và quần thể giao phối.
D. Quần thể nhân tạo và quần thể tự nhiên.
Câu hỏi số 34: Chưa xác định
Quần thể có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình không nhờ yếu tố nào sau đây?
A. Sự giao phối xảy ra ngẫu nhiên.
B. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. Sự xuất hiện các đột biến.
D. Sự xuất hiện các thường biến.
Câu hỏi số 35: Chưa xác định
Khi nói đến tia tử ngoại những điều nào sau đây không đúng?
I. Gây ion hóa các nguyên tử.
II. Có tác dụng kích thích, làm xuất hiện đột biến.
III. Không có khả năng xuyên sâu vào mô.
IV. Thường dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn.
V. Chỉ gây đột biến gen không gây đột biến NST.
A. I, V
B. I, II và V.
C. III. IV, V
D. II, V.
Câu hỏi số 36: Chưa xác định
Cho rằng một quần thể nào đó chưa đạt cân bằng di truyền. Điều kiện nào để quần thể đó đạt trạng thái cân bằng?
A. Cho ngẫu phối.
B. Cho tự phối.
C. Cho ngẫu phối và tự phối.
D. Chọn lọc một số cá thể.
Câu hỏi số 37: Chưa xác định
Tần số tương đối của alen A trong phần đực của quần thể ban đầu là 0,7. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,64AA :0,32Aa : 0,04aa. Tần số tương đối mỗi alen của phần cái trong quần thế ban đầu là:
A. A : a = 0,7 : 0,3.
B. A : a = 0,6 : 0,4.
C. A : a = 0,85 : 0,15.
D. A : a = 0,9 : 0,1.
Ở gà, gen A quy định lông đốm, a quy định lông đen liên kết trên NST giới tính X; B quy định mào to, b quy định mào nhỏ nằm trên NST thường.
Câu hỏi số 38: Chưa xác định
Số kiểu gen có thể có của loài khi xét cả 2 cặp tính trạng trên:
A. 4.
B. 6.
C. 15.
D. 10.
Câu hỏi số 39: Chưa xác định
F1 phân li 25% gà trống lông đốm, mào to; 25% gà trống lông đốm, mào nhỏ; 25% gà mái lông đen, mào to; 25% gà mái lông đen, mào nhỏ. Kiểu gen của P sẽ là:
A. XAXaBb x XaYbb.
B. XaXaBb x XAYbb.
C. XAYBb x XaXabb hoặc XaXaBb x XAYbb.
D. XaXabb x XAYBB.
Câu hỏi số 40: Chưa xác định
Tỉ lệ kiểu hình 9 gà lông đốm, mào to: 3 gà lông đốm, mào nhỏ: 3 gà lông đen, mào to: 1 gà lông đen, mào nhỏ có thể xuất hiện ở phép lai:
A. XAXaBb x XAYBb.
B. XAXaBb x XAYBB
C. XAXa x XAYbb.
D. XAXaBb X XaYBb
Câu hỏi số 41: Chưa xác định
Phép lai cho nhiều biến dị kiểu gen nhất là:
A. XAXaBB x XAYBb và XAXaBb x XaYBb.
B. XAXaBb x XAYBb và XAXaBb x XaYBb.
C. XAXaBb x XaYBb.
D. XAXaBb x XaYbb và XAXaBb x XAYbb.
Câu hỏi số 42: Chưa xác định
Phép lai cho nhiều biến dị kiểu hình nhất là:
A. XAXaBb x XaYBb.
B. XAXaBb x XAYBb và XAXaBb x XAYbb.
C. XAXaBb x XaYBb và XAXabb x XaYBb.
D. XAXaBb x XAYbb và XAXaBb x XaYbb.
Câu hỏi số 43: Chưa xác định
Trong chu kì phân bào, quá trình nhân đôi của ADN diễn ra trong pha
nào sau đây?
A. M
B. G
C. S
D. G2
Câu hỏi số 44: Chưa xác định
Cơ chế điều hòa tổng hợp prôtêin ở mức trước phiên mã là trường hợp nào sau đây?
A. Enzim phiên mã tương tác với đoạn khởi đầu.
B. Phân giải các loại prôtêin không cần thiết trước rồi mới xảy ra phiên mã sau.
C. Tổng hợp các loại ARN cần thiết.
D. Nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại prôtêin mà tế bào có nhu cầu lớn.
Câu hỏi số 45: Chưa xác định
Cơ chế điều hòa tổng hợp prôtêin ở mức sau dịch mã là trường hợp nào?
A. Đưa phân tử prôtêin được tổng hợp vào lưới nội chất
B. Các enzim phân giải các prôtèin không cần thiết một cách có chọn lọc.
C. Enzim tách axit amin mở đầu là mêtionin khỏi chuỗi pôlipeptit.
D. Nhắc lại trên ADN các gen quan trọng, tổng hợp prôtêin cần thiết cho cơ thể
Câu hỏi số 46: Chưa xác định
Bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới không được biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
1. Vật chất di truyền của mọi sinh vật đều là axit nuclêic (ADN, ARN)
2. ADN các loại đều được cấu tạo bởi 4 loại nucleôtit là Ađênin (A), Timin (T) . Guanin (G), và Xitôzin (X)
3. Quá trình dịch mã không giống nhau ở các loài có mức độ tiến hóa khác nhau.
4. Mã di truyền của mọi sinh vật có đặc điếm tương tự và đặc biệt là tính phổ biến của nó.
A. 3, 4
B. 3
C. 1, 3
D. 1,4
Câu hỏi số 47: Chưa xác định
Thời gian bán phân rã của đồng vị phóng xạ là thời gian:
A. Hóa thạch tồn tại trong đất kể từ lúc chết
B. Thời gian hóa thạch bị phân hủy phần mềm.
C. 50% số thời gian tính từ lúc sinh vật chết đến khi hình thành hóa thạch.
D. 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã.
Câu hỏi số 48: Chưa xác định
Những vai trò của việc nghiên cứu quy luật giới hạn sinh thái là:
1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.
2. Mỗi loài có giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng ta không cần bận tâm đến khu phân bố.
3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong công tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.
A. 1, 2. 3
B. 1, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 4
Câu hỏi số 49: Chưa xác định
Số lượng cá thế của quẩn thể tảo tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm thuộc loại biến động nào?
A. Biến động theo chu kì ngày đêm
B. Biến động theo hoạt động của thủy triều.
C. Biến động theo chu kì
D. Cả A và C.
Câu hỏi số 50: Chưa xác định
Trong điều kiện nào quần thể có số lượng được điều chỉnh ở mức cân bằng?
A. Khi mức sinh sản bằng mức tử vong.
B. Khi tổng mức sinh sản và nhập cư bằng tổng mức tử vong và xuất cư.
C. Khi không xảy ra sự nhập cư cũng như xuất cư.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể không tăng cũng không giảm theo thời gian.
Câu hỏi số 51: Chưa xác định
Điều nào sau đây không thuộc ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái?
A. Giúp chúng ta hiểu các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ được thay thế trong tương lai.
B. Xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. Chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho con người.
D. Thuần hóa giống vật nuôi, cây trồng từ thiên nhiên hoang dại.
Câu hỏi số 52: Chưa xác định
Hiệu suất sinh thái là:
A. Tỉ lệ giữa năng lượng thực tế so với năng lượng toàn phần trong mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Ti lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. Tỉ lệ giữa năng lượng mất đi do hô hấp và bài tiết với năng lượng được tích lũy của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Hiệu suất kinh tế mà con người có được khi vận dụng được các quy luật sinh thái vào thực tiễn sản xuất.
Tính trạng màu sắc quả cà chua do 1 gen quy định. Khi lai 2 cây cà chua quả đỏ với nhau dược F1 đồng loạt, quả đỏ. Tiếp tục cho F1 giao phối tự do ngẫu nhiên, thu được ở F2 cà chua quả đỏ và quả vàng.
Câu hỏi số 53: Chưa xác định
Kiểu gen hai cây cà chua thế hệ xuất phát:
A. Đều đồng hợp tử trội
B. Đều dị hợp tử.
C. Một cây đồng hợp trội, một cây dị hợp
D. Một cây dị hợp, một cây đồng hợp lặn.
Câu hỏi số 54: Chưa xác định
Tỉ lệ phân li kiểu gen ở thế hệ ngẫu phối Fn:
A. 9AA : 6 Aa : 1aa
B. 9aa : 6 Aa : 1AA.
C. AA : Aa = 0,5 : 0,5
D. 1AA : 2 Aa : laa.
A : hoa kép; a: hoa đơn.
Câu hỏi số 55: Chưa xác định
Xét một cây kiểu gen Aa và hai cây khác kiểu gen aa. Cho các cây nói trên tự thụ qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối, tạo F4 gồm 14400 cây. Số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu gen ở F4
A. 6300 cây AA, 1800 cây Aa, 6300 cây aa.
B. 2100 cây AA, 600 cây Aa, 11700 cây aa.
C. 400 câyAA, 4000 cây Aa, 10000 cây aa.
D. 10000 cây AA, 4000 cây Aa, 400 cây aa.
Câu hỏi số 56: Chưa xác định
Tỉ lệ kiểu hình của F3 sau 3 thế hệ tự thụ phấn là:
A. 7 hoa kép : 41 hoa đơn.
B. 9 hoa kép : 39 hoa đơn.
C. 9 hoa kép : 7 hoa đơn.
D. 7 hoa kép : 9 hoa đơn.
Câu hỏi số 57: Chưa xác định
Cấu trúc di truyền của quần thế qua n thế hệ ngẫu phối kể từ đời F3 là:
A. AA + Aa + aa
B. AA + Aa + aa
C. AA + Aa + aa
D. 0,25AA + 0,50 Aa + 0,25aa.