Câu hỏi số 1:

Cho hàm số y = \frac{(1-m)x+2-m}{mx+m-1} có đồ thị ( Cm), m là tham số khác 0. a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi m = -1 (HS tự làm). b) Viết phương trình đường thẳng đi qua M (-1;-1) và tiếp xúc với (Cm).

Câu hỏi số 2:

Giải phương trình : ( 1 + sin2x)( sinx + cosx) = sinx +3cosx.

Câu hỏi số 3:

Giải phương trình 3^{\sqrt{x^{2}+1}} + 2|x| = 3x+1.

Câu hỏi số 4:

Tính tích  phân I = \int_{1}^{5} \frac{x^{2}+1}{x\sqrt{3x+1}}dx.

Câu hỏi số 5:

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác vuông tại A, AB = AA’ = a, AC = a√2. Gọi E là trung điểm của BC’, F là điểm nằm trên đoạn thẳng BC sao cho BC = 3BF. Chứng minh rằng (AB’F) ⊥ (BCC’B’)  và tính theo a thể tích của khối tứ diện  ABEF.

Câu hỏi số 6:

Cho các số thực dương x,y thỏa mãn 3xy + 3 = x4 + y4 + \frac{2}{xy} .Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P = x2y2 + \frac{16}{x^{2}+y^{2}+2}.

Câu hỏi số 7:

Trong mặt phẳng với hệ trục Oxy, cho tam giác ABC có đường cao AH: x + y -4 = 0, phân giác trong CD: x + 3y + 2 = 0, cạnh AC đi qua M(0 ;- 14). Tìm tọa độ 3 đỉnh của tam giác đã cho biết rằng tam giác đã cho có diện tích bằng 16.

Câu hỏi số 8:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua điểm A(4; -1; -3), song song với (P): -3x + 2y + 3z + 1 = 0 đồng thời cắt đường thẳng d : \frac{x-3}{3} = \frac{y+3}{-2} = \frac{z-2}{2}.

Câu hỏi số 9:

Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên gồm 5 chữ số phân biệt lên bảng. Tính xác suất để trong số đó có mặt chữ số 1 và chữ số 3.

Câu hỏi số 10:

Trong mặt phẳng với hệ trục Oxy, cho điểm E( 3; -1) và đường tròn ( C ): x2 + y2 + 2x +8y + 14 =0.Viết phương trình đường tròn (S) có tâm E và cắt đường tròn ( C ) theo một dây cung có độ dài bằng √3.

Câu hỏi số 11:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d: \frac{x+3}{-2} = \frac{y-9}{3} =\frac{z-6}{2}và (P) : x + y + z – 3 = 0. Viết phương trình đường thẳng ∆ nằm trong (P), vuông góc với d và ta có khoảng cách đến d bằng \sqrt{\frac{3}{238}}.

Câu hỏi số 12:

Tìm số phức z thỏa mãn 2|z – i| = |2 + z -\bar{z} | và \frac{1-\sqrt{3}i}{z} có một acgumen là - \frac{2\pi}{3}