Hải, Quang và Tùng cùng khởi hành từ A lúc 8 giờ để đi đến B, với AB = 8km. Do chỉ có một xe đạp nên Hải chở Quang đến B với vận tốc v1 = 16km/h, rồi liên quay lại đón Tùng. Trong lúc đó Tùng đi bộ dần đến B với vận tổc V2 = 4km/h
Biết xe đạp luôn chuyển động đều với vận tốc Vi, những người đi bộ luôn đi với vận tốc V2.
Câu hỏi số 1: Chưa xác định
Hỏi Tùng đến B lúc mấy giờ? Quãng đường Tùng phải đi bộ là bao nhiêu km ?
A. t = 1 giờ và S = 3km
B. t = 1 giờ 6 phút và S = 3,2km
C. t = 1 giờ và S = 3,2km
D. t = 1 giờ 6 phút và S = 3km
Câu hỏi số 2: Chưa xác định
Để Hải đến B đúng 9 giờ, Hải bỏ Quang tại một điểm nào đó rối lập tức quay lại chở Tùng cùng về B, Quang tiếp tục đi bộ về B. Tìm quãng đường đi bộ của Tùng và của Quang. Quang đến B lúc mấy giờ ?
A. t = 8 giờ 45 phút.
B. t = 8 giờ 40 phút.
C. t = 9 giờ 45 phút.
D. t = 8 giờ
Cho mạch điện như hình 1. Biết: R1= R3 = R4 = 2 Ω; R6= 3,2 Ω; R2 là giá trị phần điện trở; R6= 3,2 Ω; R2 là giá trị phần điện trở tham gia vào mạch của biến trở. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch không đổi U = 60V.
Câu hỏi số 3: Chưa xác định
Điều chinh R2 sao cho dòng điện đi qua điện trở R5 bằng 0. Tính R2 lúc đó và dòng điện qua các điện trở
A. R2 = 2Ω và I6 =I = 11,54A , I1= I2 = I3 = I4 = 5,77A
B. R2 = 2Ω và I6 =I = 11A , I1= I2 = I3 = I4 = 5A
C. R2 = 1Ω và I6 =I = 11,54A , I1= I2 = I3 = I4 = 5A
D. R2 = 2Ω và I6 = I = 11A , I1= I2 = I3 = I4 = 5,77A
Câu hỏi số 4: Chưa xác định
Khi R2 = l0 Ω, dòng điện qua R5 là 2A. Tính R5
A. 4Ω
B. 3Ω
C. 2Ω
D. 1Ω
Câu hỏi số 5: Chưa xác định
Một quả cầu bằng sắt có khối lượng m được nung nóng đến nhiệt độ t0. Nếu thả quả cầu đó vào một bình cách nhiệt thứ nhất chửa 5kg nước ờ nhiệt độ 0°c thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 4,2°c. Nếu thả quả cầu đó vào bình cách nhiệt thứ hai chứa 4kg nước ở nhiệt độ 25°c thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 28,9°c. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Xác định khối lương m và nhiệt độ t0 ban đầu của quả cầu. Biết nhiệt dung riêng của sắt và nước lần lượt là 460 J/(kg.K) và 4200 J/(kg.K).
A. t0≈50°C và m ≈ 1 kg
B. t0≈100°C và m ≈ 2 kg
C. t0≈50°C và m ≈ 2 kg
D. t0≈100°C và m ≈ 1 kg
Cho một vật sáng AB đặt vuông góc vói trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính). Khỉ vật ở vi trí thứ nhất A1B1 thì cho ảnh thật A'lB'1 ởcách thấu kính 120cm. Di chuyến vật đến vị trí thử hai A2B2 (cùng phía với vị trí thứ nhất so với thấu kính) thì cho ảnh ảo A’2B’2 có chiều cao bằng ảnh thật (A'lB’1 = A’2B’2) và cách thấu kính 60cm
Câu hỏi số 6: Chưa xác định
nêu cách vẽ hình
A. B1: Vẽ ảnh A’1B’1của A1B1 (ảnh thật) bằng cách dùng hai trong ba tía tới đặc biệt B2: Vẽ ảnh A’2B’2 của A2B2 (ảnh thật) bằng cách dựng ảnh ảo A2’B2’ = A’1B’1ngược chiều với A1'B1', ở phía trước thấu kính. B3: Từ ảnh A2’B2’ suy ra A2B2.
B. B1: Vẽ ảnh A’1B’1của A1B1 (ảnh ảo) bằng cách dùng hai trong ba tía tới đặc biệt B2: Vẽ ảnh A’2B’2 của A2B2 (ảnh ảo) bằng cách dựng ảnh ảo A2’B2’ = A’1B’1ngược chiều với A1'B1', ở phía trước thấu kính. B3: Từ ảnh A2’B2’ suy ra A2B2.
C. B1: Vẽ ảnh A’1B’1của A1B1 (ảnh thật) bằng cách dùng hai trong ba tía tới đặc biệt B2: Vẽ ảnh A’2B’2 của A2B2 (ảnh thật) bằng cách dựng ảnh ảo A2’B2’ = A’1B’1ngược chiều với A1'B1', ở phía trước thấu kính. B3: Từ ảnh A2’B2’ suy ra A2B2.
D. B1: Vẽ ảnh A’1B’1của A1B1 (ảnh thật) bằng cách dùng hai trong ba tía tới đặc biệt B2 Vẽ ảnh A’2B’2 của A2B2 (ảnh ảo) bằng cách dựng ảnh ảo A2’B2’ = A’1B’1ngược chiều với A1'B1', ở phía trước thấu kính. B3: Từ ảnh A2’B2’ suy ra A2B2.
Câu hỏi số 7: Chưa xác định
Xác định khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính và hai vị trí của vật
A. f = 30cm; d1 = 40cm; d2 = 20cm.
B. f= 30cm; d1 = 40cm; d2 = 30cm.
C. f = 30cm; d1 = 30cm; d2 = 20cm.
D. f = 20cm; 0A1= d1 = 40cm; 0A2= d2 = 20cm.
Cho một bình thủy tinh hình trụ tiết diện đều, một thước chia tới mm, nước (đã biết khối lượng riêng), dầu thực vật và một khối gỗ nhỏ (hình dạng không đều đặn, bỏ lọt được vào bình, không thấm chất lỏng, nối trong nước và trong dầu thực vật). Hãy trình bày một phương án để xác định :
Câu hỏi số 8: Chưa xác định
Khối lượng riêng của gỗ.
A. B1: Đổ vào bình thuỷ tinh một lượng nước thể tích V0, dùng thước đo độ cao h0 của cột nước trong bình. B2: Nhấn chìm hoàn toàn khối gỗ vào nước, nước dâng tới độ cao h2, ứng với thể tích V2. B3 Khối gỗ nổi, trọng lượng của nó bằng lực đấy Ac-si-mét lên nó. Từ đó tính được khối lượng riêng của khối gỗ.
B. B1: Đổ vào bình thuỷ tinh một lượng nước thể tích V0, dùng thước đo độ cao h0 của cột nước trong bình. B2: Khối gỗ nổi, trọng lượng của nó bằng lực đấy Ac-si-mét lên nó. Từ đó tính được khối lượng riêng của khối gỗ.
C. B1: Đổ vào bình thuỷ tinh một lượng nước thể tích V0, dùng thước đo độ cao h0 của cột nước trong bình. B2: Thả khối gỗ vào bình, nó chìm một phần trong nước, nước dâng lên tới độ cao h1, ứng với thể tích V1. B3: Nhấn chìm hoàn toàn khối gỗ vào nước, nước dâng tới độ cao h2, ứng với thể tích V2. B4 Khối gỗ nổi, trọng lượng của nó bằng lực đấy Ac-si-mét lên nó. Từ đó tính được khối lượng riêng của khối gỗ.
D. Không xác định được
Câu hỏi số 9: Chưa xác định
Khổi lượng riêng của dầu thực vật
A. Không xác định được
B. Làm tương tự như với xác định khối lượng riêng của gỗ nhưng thay nước bằng dầu
D. B1: Đổ vào bình thuỷ tinh một lượng dầu thể tích V0, dùng thước đo độ cao h0 của cột nước trong bình. B2: Thả khối gỗ vào bình, nó chìm một phần trong dầu, dầu dâng lên tới độ cao h1, ứng với thể tích V1. B3 Khối gỗ nổi, trọng lượng của nó bằng lực đấy Ac-si-mét lên nó. Từ đó tính được khối lượng riêng của khối gỗ, suy ra khối lượng dầu