Đề thi thử Đại học môn hoá số 12
Thời gian thi : 90 phút - Số câu hỏi : 50 câu - Số lượt thi : 196
Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"
Câu 1: Cho hỗn hợp FeS2, FeCO3 tác dụng với axit HNO3 đặc, nóng được hai khí X, Y. X và Y lần lượt là
Câu 2: Chất nào dưới đây không làm xanh quỳ ẩm?
Câu 3: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp. Biết ZX + ZY = 32 (Z là số hiệu nguyên tử). Vị trí X, Y (ô số) trong bảng tuần hoàn là
Câu 4: Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là
Câu 5: Trung hoà hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
Câu 6: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khôi lượng chất rắn giảm 0.28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
Câu 7: Cho các dung dịch: FeCl3, CuSO4 HNO3 loãng, HI, NaCl, Pb(NO3)2, AgNO3, H2SO4 đặc nóng, KNO3. Thêm bột sắt dư lần lượt vào dung dịch trên thì số trường hợp sau phản ứng tạo muối Fe(II) là
Câu 8: Cho các chất (1) metanol; (2) etanal; (3) etanol; (4) axit etanoic. Nhiệt độ sôi của các chất giảm dần theo thứ tự nào sau đây?
Câu 9: Cho hỗn hợp Na, Ca tan hết vào 150ml dung dịch chứa đồng thời axit HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch X và 7,84 lít khí (đktc). Dung dịch X có giá trị
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hai kim loại Mg, Fe trong không khí, thu được (m + 0,8) gam hai oxit. Để hoà tan hết lượng oxit trên thì khối lượng dung dịch H2SO4 20% tối thiểu phải dùng là
Câu 11: Quặng manhetit có thành phần chính là
Câu 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,672 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác cho khí CO (dư) đi qua m gam hỗn hợp X nung nóng thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa. Cho chất rắn Y vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 bằng 18,5 (biết sản phẩm không tạo ra NH4NO3). Giá trị của V là
Câu 13: Có 4 lọ riêng biệt chứa các dung dịch: NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa, C2H5OH. Hoá chất nào dưới đây có thể dùng để phân biệt được 4 dung dịch trên?
Câu 14: Phân bón nitrophotka (NKP) là hỗn hợp của
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
Câu 16: Axit H2SO4 đặc có thể dùng để làm khô khí nào sau đây?
Câu 17: Cho các loại tơ sau: tơ visco (1), tơ nilon - 6,6 (2), tơ capron (3), tơ clorin (4), tơ enang (5). Các loại tơ thuộc loại poliamit là:
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X (chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm - COOH) thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít N2 (ở đktc). Công thức của X là
Câu 19: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
Câu 20: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
Câu 21: Có 4 dung dịch riêng biệt: NaCl, H2SO4, Na2CO3, HCl. Để nhận biết được 4 dung dịch trên, có thể dùng dung dịch
Câu 22: Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi (dư), thu được 40,3 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
Câu 23: Cho các dung dịch: Na2S, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, K2SO3, AlCl3. Số dung dịch có giá trị pH > 7 là
Câu 24: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V
Câu 25: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau - Cho phần một vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc) - Cho phần hai vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc) Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe tính trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
Câu 26: Cho 100ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
Câu 27: Chia hỗn hợp 2 ankin thành 2 phần bằng nhau - Đốt cháy hết phần 1 thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam H2O. - Phần 2 dẫn vào Br2 dư, khối lượng Br2 đã phản ứng là
Câu 28: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là:
Câu 29: Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 được dung dịch X. Cho Fe dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
Câu 30: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là
Câu 31: Dung dịch X có chứa Na+, Mg2+, Ca2+, Ba2+, H+ và Cl-. Để có thể thu được dung dịch chi có NaCl từ dung dịch X, cần thêm vào X hoá chất nào dưới đây?
Câu 32: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiều đồng phân mạch hở được tạo trực tiếp từ axit hữu cơ
Câu 33: Dãy các chất vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử là
Câu 34: Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp khí Y. Chia Y thành 2 phần - Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan - Phần 2 có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) Giá trị của m và công thức của oxit sắt lần lượt là:
Câu 35: C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo sản phẩm có phản ứng tráng bạc?
Câu 36: Điện phân 150ml AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
Câu 37: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hoà dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Câu 38: Ứng với công thức C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở tác dụng được với dung dịch KOH?
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
Câu 40: Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím?
Câu 41: Chất nào dưới đây không tác dụng được với dung dịch NaOH?
Câu 42: X là oxit kim loại. Hoà tan X trong dung dịch HCl được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan được Cu và dung dịch Y đổi màu vàng hơn khi sục khí Cl2 vào. Oxit kim loại X là
Câu 43: Hỗn hợp M gồm axit đơn chức X, ancol đơn chức Y và este E điều được điều chế từ X và Y, trong đó Y chiếm 50% tổng số mol. Đốt 9,6 gam hỗn hợp M thu được 8,64 gam H2O và 8,96 lít khí CO2 (đktc). Số mol ancol Y trong 9,6 gam hỗn hợp là
Câu 44: Thuỷ phân este E có công thức C4H8O2 (có H2SO4 loãng xúc tác), thu được hai sản phẩm hữu cơ X và Y (chỉ có chứa C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng. X là
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu đợc 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
Câu 46: Hoà tan hết m gam bột Fe trong 200ml dung dịch HNO3 2M, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X không màu chứa 1 chất tan. Giá trị của m bằng
Câu 47: Cho các chất: axetilen, eten, etan, glucozơ, etanal, vinyl axetat, etyl fomiat, etyl clorua. Số chất bằng một phản ứng có thể điều chế trực tiếp được ancol etylic là
Câu 48: Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 75%) là
Câu 49: Hoà tan hoàn toàn 1,8 gam kim loại X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,56 lít (đktc) N2O là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại X là
Câu 50: Cho sơ đồ: CuO + X → Cu + … X không thể là chất nào dưới đây?
Bạn có đủ giỏi để vượt qua
Xếp hạng | Thành viên | Đúng | Làm | Đạt | Phút |
1 |
![]() |
45 | 50 | 90% | 75.88 |
2 |
![]() |
27 | 41 | 66% | 82.23 |
3 |
|
26 | 49 | 53% | 87.88 |
4 |
![]() |
15 | 18 | 83% | 31.42 |
5 |
![]() |
10 | 11 | 91% | 25.58 |
6 |
![]() |
10 | 11 | 91% | 12.9 |
7 |
![]() |
7 | 13 | 54% | 66.02 |
8 |
|
0 | 1 | 0% | 0.85 |
9 |
![]() |
0 | 1 | 0% | 1.83 |
10 |
![]() |
0 | 2 | 0% | 1.07 |
11 |
![]() |
13 | 50 | 26% | 16.37 |