Đề thi vào lớp 10 môn Lý chuyên tỉnh Khánh Hòa
Thời gian thi : 150 phút - Số câu hỏi : 8 câu - Số lượt thi : 751
Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"
Câu 1: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1 = 230C, cho vào nhiệt lượng kế có khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2m (kg) một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 450C, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm đi 100C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất.
Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 900 J/kg.K và c2 = 4200 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt khác.
Cho mạch điện như hình vẽ 1, trong đó hiệu điện thế U = 10,8V luôn không đổi, R1 = 12Ω, đèn Đ có ghi 6V – 6W, điện trở toàn phần của biến trở Rb = 36Ω. Coi điện trở của đèn không đổi và không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 2: Điều chỉnh con chạy C sao cho phần biến trở RAC = 24Ω. Hãy tìm : - Điện trở tương đương của đoạn mạch AB. - Cường độ dòng điện qua đèn và nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong thời gian 10 phút.
Câu 3: Điều chỉnh con chạy C để đèn sáng bình thường, hỏi con chạy C đã chia biến trở thành hai phần có tỉ lệ như thế nào?
Cho mạch điện như hình vẽ 2, trong đó U = 24V luôn không đổi, R1 = 12Ω, R2 = 9Ω, R3 là biến trở, R4 = 6Ω. Điện trở của ampe kế và các dây dẫn không đáng kể.
Câu 4: Cho R3 = 6Ω. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R3 và số chỉ của ampe kế.
Câu 5: Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Tìm R3 để số chỉ vôn kế là 16V. Nếu di chuyển con chạy để R3 tăng lên thì số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào?
Một vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ L1, thấu kính có tiêu cự f1 = f. Vật AB cách thấu kính một khoảng 2f.
Câu 6: Vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính L.
Câu 7: Sau thấu kính L1 người ta đặt một thấu kính phân kì L2 có tiêu cự f2 = . Thấu kính L2 cách thấu kính L1 một khoảng O1O2 = , trục chính của thấu kính trùng nhau (Hình vẽ 3). Vẽ ảnh của vật AB qua hai thấu kính trên và dùng hình học ( không dùng công thức thấu kính) tìm khoảng cách từ ảnh cuối cùng A2B2 đến thấu kính phân kỳ.
Câu 8: Vẽ một tia sáng phát ra từ A sau khi đi qua hai thấu kính thì tia ló có phương đi qua B.