Đề thi vào lớp 10 môn Lý khối PT chuyên Lý - ĐHQG Hà Nội đề số 25

Thời gian thi : 150 phút - Số câu hỏi : 9 câu - Số lượt thi : 823

Click vào đề thi   Tải đề

Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"

Một số câu hỏi trong đề thi

Câu 1:  Một cấu trúc bản lề được tạo nên từ các thanh các thanh cứng A0B1, B1C2, C2B3, B3A3, A0C1, C1B2, B2C3. Chúng liên kết linh động với nhau tạo tại các đầu thanh và các điểm A1, A2, A3 tạo thành các hình thoi có chiều dài các cạnh tương ứng a1, a2, a3 có tỉ lệ a1: a2: a3 = 1: 2: 3 (hình 1). Đỉnh A0 cố định, còn các đỉnh A1, A2, A3 trượt trên một rãnh thẳng. Người ta kéo đỉnh A3 sao cho nó chuyển động đều với vận tốc v3 = 6 cm/s. Xác định vận tốc chuyển động của các đỉnh A1, A2 khi đó.

Câu 2: Người ta đun một hỗn hợp gồm kg một chất rắn X dễ nóng chảy và m kg nước đá trong một nhiệt lượng kế cách nhiệt nhờ một dây đun điện có công suất không đổi. Nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp chứa trong nhiệt lượng kế là -400C. Dùng một nhiệt kế nhúng vào nhiệt lượng kế và theo dõi sự phụ thuộc nhiệt độ của hỗn hợp theo thời gian T thì được đồ thị phụ thuộc có dạng như hình 2. Hãy xác định nhiệt nóng chảy của chất X và nhiệt dung riêng của nó ở trạng thái lỏng. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là c = 2100J/kg.độ, của chất rắn X ở trạng thái rắn là c1 = 1200J/(kg.độ). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế.

Có hai cụm dân cư cùng sử dụng một trạm điện và dùng chung một đường dây nối tới trạm (hình 4). Hiệu điện thế tại trạm không đổi và bằng 220V. Tổng công suất tiêu thụ ở hiệu điện thế định mức 220V của các đồ dùng điện ở hai cụm là như nhau và bằng P0 = 55KW. Khi chỉ có cụm 1 dùng điện thì thấy công suất tiêu thụ thực tế của cụm này chỉ là P1 = 50,688 KW.

Câu 3: Tính công suất hao phí trên đường dây tải từ trạm tới cụm 1.

Câu 4: Khi cả hai cụm cùng dùng điện (cầu dao K đóng) thì công suất tiêu thụ thực tế ở cụm 2 là P2= 44,55KW. Hỏi khi đó hiệu điện thế thực tế ở cụm 1 là bao nhiêu? Biết rằng điện trở của các dụng cụ điện và dây nối không phụ thuộc vào công suất sử dụng.

Một ống thép trụ, dài l = 20 cm, một đầu bịt bằng một lá thép mỏng có khối lượng không đáng kể (được gọi là đáy). Tiết diện thẳng của vành ngoài của ống là S1 = 10 cm2, của vành trong là S2 = 9cm2.

Câu 5: Hãy xác định chiều cao phần nổi của ống khi thả ống vào một bể nước sâu cho đáy quay xuống dưới.

Câu 6: Khi làm thí nghiệm, do sơ ý đã rớt một ít nước vào ống nên khi cân bằng, ống chỉ nổi khỏi mặt nước một đoạn h1 = 2 cm. Hãy xác định khối lượng của nước có sẵn trong ống.

Câu 7: Giả sử ống đã thả trong bể mà chưa có nước bên trong ống, kéo ống lên cao khỏi vị trí cân bằng rồi thả ống xuống sao cho khi ống đạt đến độ sâu tối đa thì miệng ống vừa ngang bằng mặt nước. Hỏi đã kéo ống lên một đoạn bằng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của thép và của nước tương ứng là : D1 = 7800 kg/m3, D2 = 1000 kg/m3.

Một thấu kính được lắp trong một ống nhựa ở vị trí AB cách đều hai đầu ống những khoảng a1 = a2 = 8 cm, Để xác định thấu kính thuộc loại nào, người ta rọi vào phía này ống một chùm sáng song song với trục chính của thấu kính và đo kích thước chùm sáng ở phía kia thì thấy:  Lúc đặt màn hứng ngay sát miệng ống đường kính vệt sáng là 2 cm, còn khi dịch màn hứng ra xa thêm a3 = 8cm thì đường kính của vệt sáng là 3cm (hình 3). Hãy xác định :

Câu 8: Xác định loại thấu kính có trong ống và khoảng cách f từ thấu kính đến tiêu điểm của nó. 

Câu 9: Xác định đường kính D0 của chùm tia tới thấu kính.

Bạn có đủ giỏi để vượt qua

Xếp hạng Thành viên Đúng Làm Đạt Phút
1 Bảo Duy Nguyễn 1 1 100% 1.92
2 Danh Tuấn 2 9 22% 0.38
3 Ngọc Quỳnh Nguyễn 0 1 0% 0.47
4 Hannah Alice 1 1 100% 0.18

Cùng tham gia trao đổi với bạn bè!

Lớp 9