Đề thi vào lớp 10 môn Lý khối PT chuyên Lý - ĐHQG Hà Nội đề số 28
Thời gian thi : 150 phút - Số câu hỏi : 9 câu - Số lượt thi : 861
Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"
Cho mạch điện như hình 1: U = 16V; R0 = 4Ω; R1 = 12Ω; Rx là giá trị tức thời của một biến trở đủ lớn, ampe kế A và dây nối có điện trở không đáng kể.
Câu 1: Tính Rx sao cho công suất tiêu thụ trên có bằng 9W và tính hiệu suất của mạch điện. Biết rằng tiêu hao năng lượng trên R1, Rx là có ích, trên R0 là vô ích.
Câu 2: Với giá trị nào của Rx thì công suất tiêu thụ trên nó là cực đại? Tính công suất đó.
Người ta thả vào một nhiệt lượng kế lí tưởng (NLK) đang chứa m1 = 0,5kg nước ở nhiệt độ t1 = 100C một cục nước đá có khối lượng m2 = 1kg ở nhiệt độ t2 = -300C.
Câu 3: Tính nhiệt độ, thể tích của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập.
Câu 4: Ngay sau đó người ta thả vào NLK một cục nước đá khác ở 00C, giữa nó chứa một cục đồng nhỏ có khối lượng m2 = 10g, còn phần nước đá bao quanh cục đồng là m2’ = 0,2kg. Hỏi cần phải rót thêm vào NLK bao nhiêu nước ở nhiệt độ 100C để cục nước đá chứa đồng bắt đầu chìm xuống nước? Cho rằng độ tan của các cục nước đá là như nhau. Biết nhiệt dung riêng của nước là Cn = 4200J/kg.độ; của nước đá là Cnđ = 2100 J/kg.độ; khối lượng riêng của nước là Dn = 1000kg/m3, của nước đá là Dnđ = 900kg/m3, của đồng là Dđ = 8900kg/m3 và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 335000J/kg.
Câu 5: Hai bình trục (1) (2) với tiết diện ngang S1, S2 thông nhau chứa nước được đậy kín bằng hai pittông khối lượng M1 = 2kg, M2 = 3kg (hình 2). Nếu đặt lên pittông M1 một vật có khối lượng m = 1kg thì mức nước trong bình 1 thấp hơn mức nước trong bình 2 một đoạn h = 10cm. Nếu đặt vật m đó lên pittông M2 thì mức nước trong bình 2 lại thấp hơn mức nước trong bình 1cũng một đoạn h = 10cm. Tìm tỉ số S2/S1. Khi không có vật m đặt lên các pittông thì độ chênh lệch mực nước giữa hai bình là bao nhiêu?
Cho một thấu kính hội tụ với trục chính MN, O là quang tâm, F là tiêu điểm chính (hình 3), OF = 12cm; OI = 0,5cm; OJ = 1,5cm; α = 600. IF, JE là các tia ló ra khỏi thấu kính.
Câu 6: Bằng cách vẽ hình (có giải thích) và tính toán hãy xác định vị trí của nguồn sáng.
Câu 7: Nếu dùng tấm chắn đen mỏng đặt sát trước thấu kính che nửa trên của nó kể từ trục chính thì ảnh của thấu kính tạo bởi nguồn sáng thay đổi như thế nào?
Câu 8: Một hạt điện tích chuyển động với vận tốc không đổi dọc theo một ống kim loại bị thắt ở đoạn AB (hình 4). Khi đi qua đoạn hẹp AB vận tốc có bị thay đổi hay không? Tại sao?
Câu 9: Giải thích sự hoạt động của đồng hồ chỉ mức xăng trong thùng xăng của ô tô mô tả như hình 5 khi mức xăng tăng hoặc giảm. Trong đó: (1) – kim đồng hồ chỉ mức xăng bằng sắt; (2) – khóa K; (3), (4) – hai cuộn dây lõi sắt; (5) - biến trở có con chạy quay D, (6) – phao xăng.
A, B,C là các điểm được nối với nhau bằng dây dẫn không đáng kể. Đoạn OE cách điện.