Đề thi vào lớp 10 môn Lý khối PT chuyên Lý - ĐHQG Hà Nội đề số 29

Thời gian thi : 150 phút - Số câu hỏi : 8 câu - Số lượt thi : 904

Click vào đề thi   Tải đề

Chú ý: Để xem lời giải chi tiết vui lòng chọn "Click vào đề thi"

Một số câu hỏi trong đề thi

Một thanh gỗ AB, chiều dài l = 40cm, tiết diện S = 5cm2, khối lượng m = 240g, có trọng tâm G ở cách đầu A một khoảng GA=\frac{1}{3}l    . Thanh được treo nằm ngang bằng một sợi dây mảnh, song song, rất dàiOA và IB vào hai điểm cố định O và I (hình 1).

Câu 1: Tính sức căng của mỗi dây.

Câu 2: Đặt một chậu chất lỏng khối lượng riêng D1 = 750 kg/cm3, cho thanh chìm hẳn trong chất lỏng mà vẫn nằm ngang. Tính sức căng của mỗi dây khi đó.

Câu 3: Thay chất lỏng trên bằng một chất lỏng khác có khối lượng riêng D2 = 900kg/m3 thì thanh không nằm ngang nữa. Hãy giải thích tại sao. Để thanh vẫn nằm ngang thì khối lượng riêng lớn nhất của chất lỏng có thể bằng bao nhiêu?

Một người có một chai nước cất để trên bàn ở trong phòng. Một ngày mùa hè có nhiệt độ là 350C, người đó cần ít nhất 200g nước cất có nhiệt độ 200C để pha thuốc tráng phim. Người đó bèn lấy nước đá trong tủ lạnh để pha với nước cất. Nước đá có nhiệt độ – 100C và có khối lượng riêng D = 920kg/m3.

Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c0 = 4,2KJ/(kg.độ); của nước đá là c1 = 2,1KJ/(kg.độ). Nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là λ = 335KJ/kg.

Câu 4: Để có đúng 200g nước ở 200C, phải lấy bao nhiêu gam (g) nước cất và bao nhiêu gam nước đá?

Câu 5: Tủ lạnh đó chỉ cho những viên nước đá có kích thước 2 x 2 x 2cm và chỉ có thể dùng từng viên trọn vẹn. Vậy đó nên giải quyết thế nào cho hợp lí nhất?

Tại hai đầu một ống nhựa T chiều dài L = 24cm có lắp hai thấu kính mỏng O1, O2 không biết loại gì và được bố trí sao cho trục chính trùng nhau (hình 2). Khi rọi chùm tia sáng λ – λ’ song song với trục ống vào đầu này của ống thì thấy ở đầu kia ló ra một chùm tia z – z’ cũng song song với trục chính. Độ rộng của chùm tia sáng vào là D1, của chùm tia sáng ra là D2

Hãy xác định xem mỗi thấu kính đó thuộc loại gì và tính khoảng cách từ tiêu điểm mỗi thấu kính đến quang tâm của thấu kính đó trong các trường hợp sau:

Câu 6: D1 = 2cm, D2 = 3cm.

Câu 7: D1 = 4cm, D2 = 2cm.

Câu 8: Cho hai mạch điện (hình 3). Lần lượt đặt vào các mạch đó cùng một hiệu điện thế U thì nhận thấy công suất tỏa nhiệt trên R1 và trên R2 bằng nhau. Hãy chứng minh rằng giá trị của các điện trở R0, R1, R2 thỏa mãn hệ thức R_{1}.R_{2}=R^{2}_{0}. (HS tự giải).

Sử dụng kết quả của phần 1 giải quyết bài toán sau: n bóng đèn loại 6V – 12W được mắc nối tiếp thành một mạch kín trên các cạnh của một đa giác n cạnh (vòng đèn). Gọi các đỉnh của đa giác lần lượt là A1, A2, A3,…An đặt vào một hiệu điện thế không đổi qua một điện trở r = 4Ω vào đỉnh An và đỉnh A1 hoặc đỉnh An và đỉnh A3của vòng đèn thì thấy trong cả hai trường hợp công suất tiêu thụ củavòng đèn là bằng nhau, nhưng độ sáng của bóng đèn trong hai lần mắc không giống nhau. Tính số bóng đèn n.

Cho biết điện trở của đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ và công suất của đèn.

Bạn có đủ giỏi để vượt qua

Xếp hạng Thành viên Đúng Làm Đạt Phút
1 Bệ Xí Thần Thánh 1 3 33% 1.32
2 Thảo Còi 0 0 0% 0.22
3 Ngoc Phuc 1 1 100% 0.3
4 Danh Tuấn 2 8 25% 0.42
5 Hồ Tùng 6 7 86% 6.28
6 Lê Việt Dũng 5 8 63% 48.27
7 Long Nguyễn Duy 2 6 33% 40.88
8 Nguyễn Lâm 2 7 29% 0.58
9 Huyền Đỗ Thị 0 0 0% 2.17
10 Khánh Đặng Quốc 1 1 100% 0.42

Cùng tham gia trao đổi với bạn bè!

Lớp 9